Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình

Quang Vũ,
Chia sẻ

Sốt xuất huyết thường khiến cơ thể mệt lả đến mức bỏ ăn, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, uống đúng thuốc hạ sốt và xét nghiệm máu hàng ngày.

Sốt xuất huyết khiến cơ thể mệt lả, suy kiệt thế nào?

Sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt cao liên miên 4-7 ngày. Người bệnh nhức đầu dữ dội, đau mỏi hốc mắt, đau khớp và cơ, buồn nôn, ói mửa và mệt lả đến mức bỏ ăn. Cơ thể kiệt quệ như vậy, song đây mới chỉ là vài triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ nhất.

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình - Ảnh 1.

Diễn biến sốt xuất huyết không chỉ nặng, mà còn khó lường. Sau 4 ngày sốt, bệnh nhân có thể vật vã với các tổn thương bên trong mạch máu và bạch huyết. Cơ thể bứt rứt khó chịu, da khô, tiểu ít, vã mồ hôi lạnh... là những triệu chứng thoát mạch và cô đặc máu. Còn đau gan, đau bụng, đại tiện phân đen, phát ban da, bầm môi, chảy máu cam, chảy máu chân răng... cho thấy cơ thể đã giảm tiểu cầu đến mức xuất huyết.

Triệu chứng nặng nhất là sốc. Người bệnh cảm nhận rõ máu đang chảy ồ ạt trong cơ thể, huyết áp thấp đến choáng váng, thân nhiệt tụt xuống dưới 35 độ C đắp bao nhiêu chăn cũng vẫn lạnh. Lúc này, sốc mất máu quá nhiều, huyết tương tăng nhanh dẫn đến tràn dịch màng phổi, cơ thể rơi vào hôn mê do não phù, tính mạng như ngàn cân treo trên sợi tóc.

3 loại xét nghiệm phải làm để tìm ra căn nguyên sốt xuất huyết 

Ngay khi nghi ngờ sốt xuất huyết, trẻ cần đi xét nghiệm ngay để phát hiện mắc bệnh hay không, mức độ nặng hay nhẹ, điều trị tại nhà hay nhập viện cấp cứu... Tùy theo số ngày bệnh, mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp.

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 cho phép chẩn đoán sớm sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu.

Xét nghiệm kháng thể IgM: Từ ngày thứ 4, sử dụng xét nghiệm kháng thể IgM để xác định sự có mặt của kháng thể chống lại virus sốt xuất huyết trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm có thể cho kết quả âm tính giả (chưa mắc bệnh) vào 1-2 ngày đầu tiên do lượng virus trong máu chưa nhiều, hoặc ngày thứ 5-6 do lượng virus đã giảm.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Cũng từ ngày thứ 4 trở đi, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hàng ngày để theo dõi bệnh. Nếu thấy lượng tiểu cầu giảm thấp, dung tích hồng cầu hematocrit tăng cao, thì phải nhập viện ngay, bởi đây là dấu hiệu bệnh trở nặng. Lượng tiểu cầu bình thường trong ngưỡng 150.000-300.000/mm3 máu, song nếu sốt xuất huyết thường giảm xuống dưới 100 ngàn/mm3.

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình - Ảnh 2.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể làm thêm xét nghiệm điện giải, gan, thận... để kiểm soát các biến chứng khó lường như thoát mạch, suy gan, suy thận, bội nhiễm...

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khiến cơ thể suy kiệt, do đó, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, hạ sốt đúng cách, ăn đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin... để nâng cao thể trạng.

Cơn sốt cao thường khiến trẻ bỏ ăn, hoặc nếu có ăn thì cũng mất cảm giác ngon miệng. Càng ăn uống kém, trẻ càng mệt lả, tạo điều kiện cho vi trùng tấn công gây biến chứng. Vì vậy, hãy gắng cho bé ăn những món giàu dinh dưỡng nhưng lỏng, mềm, dễ tiêu. Soup, bún, phở, cháo gà, cơm nát, bò băm... rất hợp khẩu vị trẻ sốt và nên chia thành 4-5 bữa.

Trẻ sốt xuất huyết thường mất nhiều nước và điện giải do đổ mồ hôi, nôn ói. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là trẻ nhịn tiểu 6 tiếng, nước tiểu màu sậm, môi khô, khóc không ra nước mắt... Do đó, cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống nhiều oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây, nước ép rau má, nước hầm xương, nước cháo pha muối...

Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

Theo dõi sát tình trạng của trẻ, thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ, sử dụng thuốc hạ sốt và đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy trẻ sốt tăng lên đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời (Vật vã, lừ đừ, li bì; Đầu chi lạnh, da ẩm, hạ thân nhiệt; Đau bụng, đau ngực, khó thở; Chảy máu cam, chảy máu chân răng; Nôn nhiều, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu, tiểu ít…)

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt đặc biệt quan trọng với người sốt xuất huyết. Uống sai thuốc, quá liều, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong 4-7 ngày đầu bị sốt, chỉ được sử dụng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin và ibuprofen, vì chúng có tác dụng phụ ngăn tập kết tiểu cầu, gây xuất huyết dạ dày dữ dội, chảy máu đến mất mạng.

Liều dùng paracetamol là 10-15mg/kg cân nặng trong 4-6h. Ví dụ, trẻ nhỏ 17-25kg chỉ uống một gói Hapacol 250mg là đủ liều hạ sốt. Tổng liều trong 24h, trẻ nhỏ không uống quá 1.000mg paracetamol (4 gói hạ sốt 250mg), còn người lớn dùng không quá 2.000mg (4 viên hạ sốt 500mg).

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình - Ảnh 3.

photo-3

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433.

Giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Chia sẻ