Cách nấu nước lá tía tô đơn giản

Thanh Thanh (Tổng hợp)/VTC News,
Chia sẻ

Nước lá tía tô được biết đến là loại nước rất tốt cho da, dưới đây là cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da chị em nào cũng có thể áp dụng.

Lá tía tô không chỉ là loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là dược liệu thân thiện với sức khỏe. Không ít bài thuốc dân gian từ lá tía tô đã trở thành cẩm nang bỏ túi của các gia đình Việt. Vậy lá tía tô có tác dụng gì và cáchnấu nước lá tía tô" data-rel="follow"> nấu nước lá tía tô có đơn giản không?

Tác dụng của lá tía tô với sức khỏe

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của lá tía tô với sức khỏe như sau:

Chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp

Đã có nghiên cứu chứng minh dịch chiết xuất từ lá tía tô có thể ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 bằng nhiều cách. Điều này khiến cho lá tía tô trở thành dược liệu tự nhiên thân thiện có vai trò hỗ trợ ngăn ngừa sự sinh trưởng của virus SARS-CoV-2 cũng như các loại virus gây bệnh đường hô hấp khác

Ngoài ra, chiết xuất từ loại lá này còn điều trị bệnh hen suyễn rất tốt vì nó làm tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi. Đây là thông tin được trích dẫn từ nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology.

Làm đẹp da

Hoạt chất Priseril ở lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả. Xét trên phương diện này thì lá tía tô giúp cho da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Mặt khác, thành phần vitamin E trong lá tía tô còn tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng.

Chống dị ứng, bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh

Chiết xuất thu được từ lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Thành phần Omega-3 trong loại lá này tương đối cao nên chống viêm, chống oxy hóa tốt đồng thời cũng là nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, nhờ đó mà chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Đặc biệt, Omega-3 nếu được hấp thụ hàng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.

Phòng bệnh ung thư

Một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.

Chữa bệnh về da

Uống nước lá tía tô có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mề đay trên da. Việc dùng loại nước này hàng ngày đặc biệt hiệu quả với việc đẩy lùi các triệu chứng buồn bực, ngứa ngáy ở người bị nổi mề đay.

Cách nấu nước lá tía tô đơn giản - Ảnh 1.

Cách nấu nước lá tía tô và những bài thuốc từ lá tía tô

Kiều Kado hiện sinh sống tại Nhật Bản chia sẻ trên báo Lao động dẫn nguồn cách làm thức uống này vừa đơn giản lại tiết kiệm thời gian:

Nguyên liệu:

- Lá tía tô tím 300~400g

- Nước 2 lít

- Đường 500~1kg(tuỳ thích độ ngọt)

- Citric acid 15~20g (tuỳ thích độ chua)

Nếu không có chất này có thể thay thế bằng nước cốt chanh.

Cách làm:

Tía tô cắt lấy lá, bỏ cành đi. Sau đó, rửa thật sạch rồi để cho ráo nước.

Đặt nồi lên bếp cho 2 lít nước vào nấu sôi, cho lá tía tô vào trộn đều cho ra màu nấu khoảng 3 đến 5phút cho lá ra hết màu chỉ còn lại lá màu xanh thì vớt lá tía tô ra. Cho vào cái rây, để nguội rồi vắt lấy nước.

Cho 500g đường phèn vào nồi nước tía tô, nấu với lửa nhỏ khuấy đều cho đường tan hết. Nếu không có đường phèn thì thay thế bằng đường cát trắng cũng được.

Nấu cho nước sôi nhẹ lên khoảng 3 phút thì tắt bếp, không nấu quá lâu nước sẽ cạn.

Cho tiếp 20g citrit acid vào nồi nước tía tô( nếu không có thì thay thế bằng nước cốt chanh 2 muỗng canh). Khuấy đều nước sẽ chuyển màu rất đẹp. Theo chị Kiều Kado, lhoảnh khắc nước đổi màu thật vi diệu và thú vị.

Lá tía tô sau khi vớt ra để nguội vắt lấy hết nước.

Xác lá tía tô có thể dùng đắp mặt nạ làm đa trắng hồng tự nhiên, tẩy tế bào chết.

Bài thuốc từ lá tía tô

Bài viết trên website Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khuyên rằng, nên uống nước lá tía tô trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.

Dưới đây là một số bài thuốc từ lá tía tô:

Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm, chữa cảm lạnh.

Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, giải cảm.

Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần, chữa đau bụng, đầy hơi.

Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ một chén nước cho uống chữa ho, tức thở.

Chia sẻ