Cập nhật lúc 19:21 - 12/03/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/3: F1 tự nguyện lây từ F0 để "nhiễm sớm khỏi sớm", cảnh báo nhiều hệ lụy

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-03-08T23:03:00

    Nhà thuốc tự kê Molnupiravir, 4 điều kiện để F0 mua được thuốc kháng virus

    Để đảm bảo việc người bệnh dễ dàng tiếp cận với các thuốc kháng virus điều trị Covid-19 trong bối cảnh số ca mắc tăng cao những ngày gần đây, Bộ Y tế cho biết đối với việc cấp phát thuốc điều trị miễn phí, có thể giao các địa phương, cơ sở y tế thực hiện mua sắm thuốc điều trị Covid-19 (trong đó có thuốc Molnupiravir đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam) theo quy định để đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị của đơn vị.

    Còn với người bệnh nếu muốn mua thuốc tại nhà thuốc, Bộ Y tế cũng cho rằng quy định dược sĩ bán thuốc cũng có thể kê đơn cho người bệnh tại quầy thuốc, nhà thuốc. Như vậy, người bệnh muốn mua thuốc Molnupiravir không cần phải có đơn thuốc của bác sĩ mới mua được thuốc.

    Nhưng điều kiện để mua được thuốc đó là người bệnh cần chứng minh mình là người bệnh (F0). Nhân viên nhà thuốc Long Châu tại 72 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết nhu cầu người mua thuốc Molnupiravir rất lớn và nhà thuốc chỉ bán trực tiếp tại quầy, nhân viên sẽ tư vấn về tác dụng phụ của thuốc, ai được dùng, ai không.

    Để mua được thuốc thì người bệnh phải có 4 điều kiện:

    Thứ nhất, người bệnh là bệnh nhân Covid-19 có giấy xác nhận của trạm y tế phường, xã nơi cư trú hoặc quyết định cách ly.

    Thứ hai, người bệnh có giấy xét nghiệm PCR hoặc test nhanh dương tính của cơ sở y tế được cấp giấy xét nghiệm.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 09/3: Nhà thuốc tự kê Molnupiravir, 4 điều kiện để F0 mua được thuốc kháng virus - Ảnh 1.

    4 điều kiện để F0 mua được thuốc

    Thứ ba, người bệnh tự test nhanh tại nhà dương tính thì người bệnh đó phải quay lại toàn bộ quá trình test từ đầu khi lấy mẫu tới khi có kết quả dương tính. Quá trình quay lại có hiển thị hình ảnh của bệnh nhân.

    Thứ tư, người bệnh có đơn của bác sĩ điều trị chỉ định mua thuốc Molnupiravir.

    Tại nhà thuốc P. C Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội nhân viên nhà thuốc cũng tư vấn cho người mua thuốc nhưng nhà thuốc cũng không tự ý kê đơn mà phải có chứng minh mình là F0 với các điều kiện của Bộ Y tế cũng như đơn của chuyên gia (bác sĩ). Nhiều bệnh nhân xin tư vấn nhưng vì không có video quay lại cũng như giấy tờ xét nghiệm nên nhà thuốc không bán thuốc vì sợ người dân mua về dự trữ.

    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra việc mua bán thuốc điều trị Covid-19. 

    Theo Cục Quản lý Dược, thời gian vừa qua có hiện tượng nhiều cá nhân rao bán thuốc Molnupiravir trên các nền tảng mạng xã hội như phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Hiện tượng mua bán thuốc điều trị Covid-19 không được kiểm soát nêu trên dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và hiệu quả điều trị...

    Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết thuốc kháng virus điều trị Covid-19 nói chung và thuốc Molnupiravir nói riêng là các thuốc khi sử dụng phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.

    Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương chủ động, khẩn trương triển khai, phối hợp tăng cường các biện pháp quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị Covid-19.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-09T00:03:00

    Thời điểm F0 nhiễm Omicron dễ làm lây lan virus

    Nhóm chuyên gia do TS Amy Barczak, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston, Mỹ, thực hiện và đăng tải trên medRxiv lấy mẫu máu của 56 người mắc Covid-19. Trong đó, 37 người nhiễm biến chủng Delta, 19 người nhiễm Omicron. Tất cả đều bị bệnh nhẹ, triệu chứng giống cúm và không ai phải nhập viện.

    Kết quả cho thấy các F0 bất kể nhiễm biến chủng nào, đã được tiêm chủng hay chưa, trung bình thời gian đào thải virus là khoảng 6 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Khoảng 1/4 người đào thải hết virus sau 8 ngày.

    TS Barczak cho biết không thể xác định chính xác cần bao nhiêu virus sống để F0 truyền bệnh cho người lành, nhưng nghiên cứu của họ vẫn cho thấy người mắc Covid-19 thể nhẹ có thể truyền virus trong khoảng 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Các thông tin này là cơ sở để các nhà quản lý, hoạch định chính sách dựa vào đó làm căn cứ ban hành quy định về cách ly, đeo khẩu trang.

    Trước đó, theo dữ liệu của Cơ quan An ninh Y tế Anh, ước tính gần 35% F0 có nguy cơ lây lan virus sau 5 ngày kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính vào ngày thứ 5 và 6 cách ly, nguy cơ lây nhiễm là 7%. Sau 10 ngày, con số này giảm xuống 5%. Tuy nhiên, các ước tính nói trên đều không áp dụng cho biến chủng Omicron.

    Nghiên cứu khác từ Đại học Exeter được công bố trên tạp chí International Journal of Infectious Diseases phát hiện 13% trong số 176 người có các hạt virus còn khả năng lây nhiễm ở ngày thứ 10. Với một số người, virus còn “sống” trong cơ thể đến 68 ngày. Nghiên cứu được thực hiện trước khi Omicron trở thành biến chủng phổ biến nhất trên toàn cầu.

    Hiện nay, tại Mỹ, giới chức y tế cho phép hầu hết người nhiễm nCoV chấm dứt thời gian cách ly sau 5 ngày mà không cần xét nghiệm Covid-19. Điều này trái ngược với Anh - nơi người mắc Covid-19 có thể được ra ngoài vào ngày thứ 6 với điều kiện có kết quả xét nghiệm âm tính trong hai ngày cách ly cuối cùng và không bị sốt. Nếu không có kết quả xét nghiệm, họ phải đợi đủ 10 ngày cách ly.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-09T00:03:00

    Phân biệt người nhiễm Omicron, Delta, cảm lạnh và cúm thông thường

    Từ đầu năm nay, thế giới bước vào thời điểm “giao tranh” giữa các biến chủng và bệnh lý đường hô hấp khác. Sự tương đồng giữa Covid-19, cảm lạnh và cúm thông thường hay Delta và Omicron khiến nhiều người không biết bản thân đang thực sự nhiễm bệnh gì.

    Dưới đây là cách phân biệt người nhiễm Omicron, Delta, cảm lạnh và cúm thông thường Fortune dựa trên thông tin từ các nghiên cứu khoa học, chuyên gia y tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.

    Ở những người nhiễm Omicron, đa số báo cáo triệu chứng nhẹ hơn, ít khi bị mất vị giác, khứu giác hơn người nhiễm Delta. Tuy nhiên, F0 bị sốt lâu hơn hoặc đổ mồ hôi ban đêm nhiều hơn so với cảm lạnh thông thường.

    Các triệu chứng này không đúng hoàn toàn với tất cả mà chỉ mang tính tương đối vì Omicron mới xuất hiện khoảng 3 tháng. Các chuyên gia cho rằng sẽ còn có những thay đổi, cập nhật về triệu chứng. Nếu nghi ngờ mắc Covid-19, bạn nên xét nghiệm rRT-PCR hoặc test nhanh.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 09/3: Nhà thuốc tự kê Molnupiravir, 4 điều kiện để F0 mua được thuốc kháng virus - Ảnh 1.

    Theo Zingnews 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-09T01:03:00

    TP.HCM chỉ còn 4 phường 'vùng cam'

    Theo báo cáo cấp độ dịch vừa được Sở Y tế gửi UBND TP.HCM, từ 28/2 đến 6/3, thành phố có 265/312 phường/xã đạt cấp độ 1; 43 địa phương cấp độ 2. Thành phố hiện chỉ có 4 địa phương cấp độ 3 là phường 1, 3, 8 (quận 4) và phường 10 (quận 5); không có đơn vị hành chính cấp phường/xã nào cấp độ 4.

    Số phường/xã "vùng cam" giảm mạnh so với tuần trước, 13 địa phương "vùng cam" trong tuần trước đều đã giảm cấp độ dịch. Trong khi đó, 4 phường tăng lên cấp độ 3 tuần này đều do số ca mắc tăng.

    Theo Quyết định 3900 của UBND TP.HCM về Quy định tạm thời biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, đơn vị hành chính có dịch cấp độ 3 phải hạn chế một số hoạt động.

    Cụ thể, phường/xã thuộc vùng cam cần hạn chế hoạt động đối với đám cưới, đám tang, lễ hội, cơ sở massage, spa, làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, cơ sở làm tóc, rạp chiếu phim...

    Đặc biệt, quán bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke không được hoạt động. Cơ sở massage, spa, làm đẹp hoạt động tối đa 25% công suất tại cùng một thời điểm.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-09T01:03:00

    Chủng Omicron lây lan ở Hà Nội thuộc biến thể gì?

    Tin từ Sở Y tế TP Hà Nội, trong 24 giờ tính đến 18h ngày 8-3, trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận 32.650 ca mắc COVID-19, tăng 333 ca so với ngày hôm trước. Trong đó có 13.692 ca tại cộng đồng và 18.958 ca đã cách ly.

    Bệnh nhân phân bố tại 545 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như Đông Anh 1.674 ca, Sóc Sơn 1.645 ca, Long Biên 1.541 ca, Hoài Đức 1.536 ca, Hoàng Mai 1.474 ca...

    Đến hết ngày 7-3, TP Hà Nội có 680.478 bệnh nhân đang điều trị COVID-19, giảm 2.205 bệnh nhân so với ngày trước. Trong đó có 674.149 người theo dõi, cách ly tại nhà, chiếm 99%; 773 người cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và các quận, huyện, thị xã; 5.196 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2-3 của TP, 360 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

    Ngoài ra, tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi là 755.904 người.

    Ngày 7-3, Hà Nội có 18 bệnh nhân COVID-19 tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 (tính từ ngày 27-4-2021 đến nay) là 1.196 người.

    Trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19, gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; Phòng Y tế các quận, huyện, thị xã; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập.

    Sở Y tế giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội là đầu mối phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; các đơn vị có khả năng giải trình tự gene đối với virus SARS-CoV-2; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức xét nghiệm sàng lọc, giải trình tự gene các ca mắc COVID-19, từ đó đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron trên địa bàn.

    Theo báo cáo của Bộ Y tế, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây ở các tỉnh thành, nhất là ở Hà Nội, TP.HCM. Biến thể này thay thế dần biến thể Delta.

    Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã; trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron.

    Điều đáng nói, biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

    Trước thực tế trên, Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới để kịp thời tham mưu UBND TP, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-09T02:03:00

    TP.HCM xét nghiệm nhanh cho tất cả người trên 65 tuổi, có bệnh nền

    Ngày 8-3, UBND TP.HCM có văn bản khẩn gửi Sở Y tế, Sở Thông tin - truyền thông, UBND các quận, huyện, TP Thủ Ðức, UBND các phường, xã, thị trấn về việc triển khai đợt cao điểm chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao.

    Theo UBND TP, thời gian gần đây, tuy số ca tử vong do COVID-19 vẫn duy trì ở mức thấp nhưng số ca mắc mới trên địa bàn TP tăng nhanh, tương ứng số ca nặng, số ca thở máy có xu hướng tăng.

    Theo kết quả phân tích của ngành y tế, phần lớn trường hợp nặng và tử vong do COVID-19 trên địa bàn TP có đặc điểm chung là người trên 65 tuổi và có bệnh nền, có trường hợp vẫn chưa tiêm vắc xin.

    Đặc biệt, khi có triệu chứng cần nhập viện thì những trường hợp này đã ở mức độ nặng và chưa được phát hiện là F0 trước đó nên chưa được sử dụng thuốc kháng virus.

    Trước đó, ngày 18-2-2022, UBND TP đã phát động "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ năm 2022". Việc mở đợt cao điểm của chiến dịch hướng đến những người thuộc nhóm nguy cơ cao tại thời điểm này rất cần thiết, nhằm giảm số trường hợp mắc COVID-19 nặng và góp phần giảm tử vong.

    Theo đề nghị của Sở Y tế, thời gian đợt cao điểm kéo dài đến ngày 31-3-2022, đối tượng là người trên 65 tuổi, có bệnh nền.

    Theo đó, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để cập nhật danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuổi có kèm bệnh nền). Hoạt động này hoàn thành trước ngày 15-3.

    Ngoài ra, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao theo danh sách đang quản lý và danh sách đã được cập nhật. Thời gian hoàn thành xét nghiệm trước ngày 20-3.

    Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, theo dõi sức khỏe tại nhà và được tư vấn từ xa qua mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành".

    Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, cấp ngay và uống thuốc kháng virus, chăm sóc, theo dõi theo hướng dẫn của Sở Y tế về "Hướng dẫn gói thuốc chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0".

    Tăng cường tuyên truyền, thuyết phục và phấn đấu tiêm vắc xin cho tất cả người thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng chưa được tiêm. Thời gian hoàn thành tiêm vắc xin cho người thuộc nhóm nguy cơ cao trước ngày 29-3.

    Tách riêng F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ cao, đảm bảo giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19. Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.

    Nếu F0 trong gia đình là trẻ em, cần phải cách ly trẻ không để tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình.

    Nếu gia đình không đủ điều kiện cách ly riêng, người nhà nên cho trẻ nhập viện các bệnh viện nhi để điều trị.

    Cần lưu ý các trường hợp trẻ dưới 12 tuổi có triệu chứng sốt, nên đưa trẻ đi xét nghiệm tầm soát tại các cơ sở y tế.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-09T04:03:00

    Hà Nội sẵn sàng phương án tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi ngay khi được cấp phát

    Kết luận Hội nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội cho ý kiến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn chiều 7/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh phải phát huy sức mạnh lòng dân, tổ chức thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh từ thôn, tổ dân phố với nòng cốt là các tổ Covid-19 cộng đồng. 

    Ông Dũng cũng lưu ý, phải chuẩn bị sẵn sàng để khi được phân bổ vaccine là có thể tiến hành tiêm ngay cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/3: Biến thể phụ chủng Omicron ở Hà Nội có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc - Ảnh 1.

    Hà Nội sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi khi được cấp phát.

    Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, trong tuần qua, các cấp, các ngành từ thành phố xuống cơ sở đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm và có hiệu quả chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ cơ sở. 

    Nhờ đó, khi thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và mở cửa hầu như tất cả các dịch vụ trong bối cảnh mùa du lịch, lễ hội, số ca F0 tăng lên là tất yếu, nhưng mục tiêu cốt lõi của công tác phòng, chống dịch vẫn được bảo đảm.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-09T05:03:00

    Biến thể “Omicron tàng hình” chiếm 64% tại TP.HCM

    Đó là thông tin được Sở Y tế đưa ra tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM diễn ra sáng 9/3. Ông Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM chủ trí cuộc họp này.

    Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, thế giới trải qua 3 làn sóng Covid-19 và mỗi làn sóng tương ứng với một biến chủng. Cụ thể làn sóng 2 là Delta và làn sóng 3 là Omicron với 2 biến thể là BA.1 và BA.2. BA.2 giống BA.1 nhưng mức độ lây lan nhanh hơn.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/3: Biến thể phụ chủng Omicron ở Hà Nội có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc - Ảnh 1.

    Họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM sáng 9/3. (ảnh Hà Khánh)

    Trả lời câu hỏi, nếu có làn sóng mới BA.2 thì vaccine tiêm rồi có tác dụng không? Ông Tăng Chí Thượng cho biết, Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể không bị bệnh nặng nhưng vaccine không đủ sức chống chọi để cơ thể không bị nhiễm. Khi bị BA.2 tấn công thì người tiêm vaccine được bảo vệ để không bị nặng, do đó chiến dịch tiêm vaccine vẫn phải đẩy mạnh cho dù biến chủng BA.2 đang chiếm ưu thế.

    Theo ông Tăng Chí Thượng, kỹ thuật sàng lọc nhanh hiện nay chỉ cho biết có nhiễm Omicron hay không, còn chi tiết Omicron BA.1 hay BA.2 thì phải giải trình tự gene.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/3: Biến thể phụ chủng Omicron ở Hà Nội có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc - Ảnh 2.

    Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng. (ảnh Hà An)

    Đến sáng 9/3, trong 119 trường hợp mà ngành Y tế thành phố tầm soát ngẫu nhiên, có 103 trường hợp dương tính với Omicron (86%). Qua giải mã 67 mẫu gene thì phát hiện 43 ca BA.2 và 24 ca BA.1, tức chủng BA.2 chiếm 64%.    

    "Đợt dịch hiện nay chúng ta vừa có BA.1 và BA.2 nên giải thích được vì sao lây lan rộng như vây. Còn một số nước chỉ mới có BA.1 thôi, chuẩn bị đón BA.2. Về lập luận chủ quan, chúng ta không nên quá lo lắng sẽ có chủng mới vì nó đã xảy ra với chúng ta rồi. Nếu có thì một chủng gì đó chúng ta không biết trước được. Thế giới thì họ đang chuẩn bị đón BA.2" - ông Tăng Chí Thượng cho biết./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-09T06:03:00

    F1 tự nguyện lây từ F0 để "nhiễm sớm khỏi sớm", cảnh báo nhiều hệ lụy

    Hơn 1 tuần trước, chồng chị Trần Thúy Hoa (38 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) được xác định mắc Covid-19 khi tiếp xúc cùng 1 F0 là hàng xóm. Một vài ngày sau, hai con chị Hoa (12 tuổi và 8 tuổi) cũng có kết quả dương tính. Riêng chị vẫn xét nghiệm âm tính, chưa xuất hiện triệu chứng.

    Tuy nhiên, chị Hoa quyết định không cách ly mà vẫn ngủ cùng các con, tình nguyện nhiễm bệnh. “Tôi tự nguyện lây luôn thể vì đằng nào mình cũng là F1. Mắc sớm khỏi sớm. Nếu đến lúc chồng con khỏi bệnh rồi mình lại bị thì phí gấp đôi thời gian cách ly”, người phụ nữ chia sẻ.

    Cũng như chị Hoa, chị Nguyễn Thị Huệ (26 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết dù người chồng vừa có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, chị vẫn quyết định không cách ly với chồng, giữ sinh hoạt như bình thường.

    “Chúng tôi đều còn trẻ, đã tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19, nguy cơ diễn tiến nặng không có. Hai vợ chồng ra ở riêng rồi, không sống cùng bố mẹ nên nếu mắc bệnh cũng không ảnh hưởng tới ai”, chị Huệ nói.

    Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, quan điểm “đằng nào cũng lây, nhiễm sớm khỏi sớm” của nhiều F1 hiện nay là suy nghĩ sai lầm, có thể dẫn tới rất nhiều hệ lụy.

    Bác sĩ phân tích, về nguyên tắc, một người F0 không có nghĩa tất cả những người còn lại trong gia đình đều sẽ bị nhiễm. Tại thời điểm người đầu tiên mới bị lây Covid-19 từ cộng đồng, nếu nồng độ virus còn thấp, nếu cách ly kịp thời nguy cơ lây lan sẽ thấp. Do hệ miễn dịch ở mỗi người khác nhau nên dù cùng tiếp xúc F0, không phải tất cả mọi người đều nhiễm bệnh.

    Như vậy, nếu bạn có ý thức phòng lây nhiễm dù là F1, cách ly cùng F0 trong một nhà, bạn vẫn có cơ hội tránh được nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu có tâm lý “nhiễm sớm khỏi sớm”, bạn đã tự đặt bản thân vào rủi ro trở thành F0.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/3: Biến thể phụ chủng Omicron ở Hà Nội có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc - Ảnh 1.

    Một gia đình bệnh nhân Covid-19 cách ly, điều trị tại nhà ở Hoàng Mai, HN - Ảnh: N.Liên

    Bác sĩ Thiệu cho hay, mỗi lần nhiễm là một lần người dân đối mặt với các nguy cơ suy hô hấp, tử vong.

    “Một số người có quan điểm, đã tiêm đủ các liều vắc xin, không bệnh lý nền thì tiên lượng thường nhẹ nên không cần lo lắng. Điều này rõ ràng không phải bàn cãi. Tuy nhiên, kể cả tỷ lệ thấp vẫn có khả năng “trúng”, tức nguy cơ diễn tiến nặng vẫn có thể xảy ra. Cố tình nhiễm bệnh là tự đặt cược bản thân mình vào nguy hiểm.

    Nếu gia đình có thêm những người khác chưa nhiễm thì việc để cả nhà “thoải mái sinh hoạt” sẽ rất đáng trách vì đang đưa tất cả những người chưa nhiễm còn lại vào tỷ lệ đó. Càng nhiều người nhiễm thì càng tăng tỷ lệ có người diễn tiến nặng”, bác sĩ nhấn mạnh.

    Theo bác sĩ Thiệu, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, nếu không có lợi ích thì không nên làm, “không nên mạo hiểm dù chỉ một chút”.

    Cũng theo bác sĩ, việc nhiễm Covid-19 còn liên quan tới vấn đề sức khỏe hậu Covid-19. Hiện nay, các nghiên cứu, thống kê cho thấy, không chỉ trường hợp diễn tiến nặng mà cả trường hợp nhẹ, không triệu chứng cũng gặp tình trạng hậu Covid-19 sau khỏi bệnh.

    Hậu Covid-19 có thể gây tổn thương đa cơ quan, tức cả hệ tim mạch, thần kinh, hô hấp, cơ xương khớp, các bộ phận mắt, tai,… đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Như vậy, nếu cố tình mắc bệnh, bạn thêm một lần nữa đặt sức khỏe bản thân vào nhiều mối nguy.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 9/3: Biến thể phụ chủng Omicron ở Hà Nội có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc - Ảnh 2.

    Bác sĩ Thiệu cùng các đồng nghiệp điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: BSCC

    Về phương diện cộng đồng, bác sĩ nhận định không thể có chuyện “nhiễm sớm khỏi sớm", "nhiễm rồi sẽ an tâm ra đường hơn”. Bởi thực tế có rất nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 chỉ sau khoảng 1, 2 tháng, thậm chí ngắn hơn.

    Lý do là virus SARS-CoV-2 có nhiều biến chủng, bệnh nhân đã mắc chủng này có thể nhiễm thêm một chủng khác do giữa các chủng virus không có miễn dịch chéo cho nhau, miễn dịch tạo ra bởi chủng trước không “ngăn chặn nổi” chủng sau. Như vậy, một người đã nhiễm Delta và khỏi bệnh thì sau đó vẫn có nguy cơ nhiễm Omicron. 

    “Sau Omicron, các chủng khác có thể tiếp tục xâm nhập vào nước ta. Rồi giữa các chủng cũng có thể giao thoa với nhau, chưa kể sự xuất hiện của các chủng đột biến mới chưa được phát hiện,… Do đó, đã nhiễm một lần không có nghĩa là an toàn, không bị nhiễm lại”, bác sĩ nói.

    Bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp gia đình có người là F0, bạn là F1, bạn vẫn nên tuân thủ đầy đủ Thông điệp 5K và các hướng dẫn phòng chống lây nhiễm khác để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

    Theo Vietnamnet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ