Cập nhật lúc 16:59 - 09/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/12: Thông tin mới về việc Hà Nội kiểm soát người nhập cảnh từ ngày 1/1/2022

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-27T23:12:00

    Hà Nội cách ly tập trung người từ các nước có biến chủng Omicron

    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch ứng phó với biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 (chủng Omicron) trên địa bàn.

    Theo đó, thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường giám sát kiểm dịch tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài. Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch y tế quốc tế, đặc biệt yêu cầu hành khách nhập cảnh phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ khi nhập cảnh vào Việt Nam; tăng cường việc kiểm soát giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính, việc khai báo y tế của hành khách nhập cảnh.

    Tăng cường rà soát các hành khách nhập cảnh có tiền sử đến/về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới như khu vực Nam châu Phi...

    UBND thành phố Hà Nội đề nghị tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch.

    Đối với các chuyến bay xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron thì bắt buộc thực hiện cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này bất kể tiền sử đã tiêm vắc xin hoặc đã mắc COVID-19 trước đó.

    Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xã, phường, thị trấn cần tăng cường giám sát, quản lý, theo dõi sức khỏe đối với người nhập cảnh, người lao động về lưu trú tại địa phương, đặc biệt là người trở về từ các quốc gia đã ghi nhận sự có mặt của biến chủng Omicron.

    Các phòng xét nghiệm chủ động phát hiện sớm trường hợp nhiễm biến thể Omicron bằng cách xem xét dấu hiệu thiếu gen S trong các mẫu xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.

    Đồng thời, lựa chọn ngẫu nhiên hoặc có chủ đích dựa vào kết quả điều tra dịch tễ các mẫu xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 để làm xét nghiệm giải trình tự gen đối với bệnh nhân trong các nhóm: Người nhập cảnh trong vòng 28 ngày, đặc biệt là người đi đến/về từ các nước đã ghi nhận biến chủng Omicron; Người tái nhiễm COVID-19 (có xét nghiệm RT-PCR dương tính sau 2 tháng khỏi bệnh).

    Thành phố đề nghị các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại ngay từ tháng 12 này theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ưu tiên các đối tượng nguy cơ.

    Thành phố lưu ý, khi phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại địa bàn, tập trung điều tra truy vết tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp xúc gần để khẩn trương xử lý dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Tùy theo mức độ nguy hiểm về khả năng lây lan và gây bệnh nặng của biến thể Omicron được cập nhật, kịp thời triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tương ứng như truy vết, cách ly tập trung nghiêm ngặt đối với người tiếp xúc gần (F1).

    Đồng thời, theo dõi, phân tích dữ liệu theo nhóm, chuỗi người nhiễm Omicron để đánh giá mức độ lây nhiễm, mức độ nặng, tử vong,...

    Các đơn vị triển khai ngay các hoạt động nhằm chăm sóc và hỗ trợ cho F0 đang cách ly điều trị tại nhà trong tình hình dịch bệnh hiện nay và tiếp tục đáp ứng hiệu quả nếu biến thể Omicron xuất hiện tại Việt Nam.

    Hà Nội giao Công an thành phố phối hợp với Bộ Công an và Công an các tỉnh giáp ranh thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động tại thành phố.

    Bộ Tư lệnh Thủ đô sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Công an, các Sở, ban, ngành thành phố, các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai lực lượng kiểm soát quân sự, dân quân làm nhiệm vụ chốt chặn, tuần tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào thành phố, tại các khu vực, chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh khi có yêu cầu…

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-27T23:12:00

    Hà Nội tiến sát mốc 2.000 ca mắc COVID-19/ngày

    Theo CDC Hà Nội, ca mắc mới từ 18h ngày 26/12 đến 18h ngày 27/12 Hà Nội ghi nhận 1.948 ca COVID-19, trong đó có 658 ca cộng đồng và 1290 ca trong khu cách ly, phong tỏa.

    Theo CDC Hà Nội, một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (296); Đống Đa (182); Thanh Trì (136); Thanh Xuân (136); Bắc Từ Liêm (120); Cầu Giấy (117); Gia Lâm (109); Ba Đình (90); Thường Tín (90).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021), TP Hà Nội có 41.357 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 14.991 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 26.366 ca./.

    Đặc biệt, ngày 27/12 là ngày thứ 9 liên tiếp dẫn đầu cả nước về số ca mắc. Đặc biệt, trong hơn 1 tuần này, Hà Nội ghi nhận hơn 10.000 ca. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-28T00:12:00

    TP.HCM cố gắng hoàn thành tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại trước Tết Nguyên đán

    Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM diễn ra chiều nay, Sở Y tế TP cho biết sẽ nỗ lực để hoàn thành việc tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại trước Tết Nguyên đán 2022 để người dân an tâm.

    Cụ thể, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, đến nay TP.HCM đã tiêm được hơn 15,4 triệu liều vaccine, trong đó có 133.000 mũi bổ sung, hơn 367.000 mũi nhắc lại. Trong thời gian tới, dựa vào số liệu báo cáo của các quận, huyện, Sở Y tế TP sẽ thống kê, tính toán và đẩy nhanh tiến độ tiêm ngừa vaccine, phấn đấu hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2022.

    Để thực hiện mục tiêu này, bà Mai cho biết, từng quận, huyện cũng đã có kế hoạch cụ thể và Sở cũng phối hợp để điều phối các đội tiêm trên cơ sở lực lượng y tế ở các bệnh viện công lập, tư nhân, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các trạm y tế trên địa bàn để tổ chức bàn tiêm đảm bảo đủ yêu cầu. Về nguồn vaccine, hiện TP có 1,3 triệu liều và thời gian tới, tùy theo nhu cầu, TP.HCM sẽ báo cáo Bộ Y tế để được cung cấp đầy đủ.

    Đặc biệt, công tác tổ chức tiêm chủng sẽ được chú trọng theo hướng thích ứng linh hoạt, rút kinh nghiệm các đợt tiêm trước đây để tránh tụ tập đông người. Cụ thể, TP sẽ cử các đội tiêm đến tận các công ty, khu chế xuất – khu công nghiệp để tiêm... Với đối tượng nguy cơ thì sau khi phát hiện F0 sẽ xử lý theo quy trình; với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều, đủ thời gian tiêm bổ sung thì sẽ triển khai tiêm tại nhà…

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/12: Hơn 1 tuần dẫn đầu cả nước số ca mắc, Hà Nội ghi nhận hơn 10.000 ca; TP HCM ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan - Ảnh 1.

    TP.HCM phấn đấu hoàn thành tiêm mũi bổ sung, nhắc lại trước Tết Nguyên đán 2022 (Ảnh: Hà Khánh)

    Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, trong tuần qua, số ca mắc mới và tử vong trên địa bàn TP liên tục giảm. Trong đó, số tử vong mỗi ngày dưới 50 ca và đến ngày 26/12 giảm xuống còn 30 ca tử vong. Tính từ đầu đợt dịch đến nay, TP.HCM đã ghi nhận 19.738 trường hợp tử vong do COVID-19.

    Đến 18h ngày 26/12, có hơn 500.000 trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố. Hiện đang điều trị cho hơn 7.900 bệnh nhân, trong đó có 241 trẻ em; 403 bệnh nhân nặng đang thở máy. Hiện TP.HCM đang ở cấp độ dịch thứ 2./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-28T00:12:00

    TP HCM ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan trong chống dịch

    Sáu ngày liên tiếp ca mắc mới dưới 1.000 ca mỗi ngày, ca tử vong dưới 50, bệnh nhân nặng và nhập viện cũng giảm, theo lãnh đạo Ban chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM.

    Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế TP HCM nói tại buổi họp báo về công tác chống dịch trên địa bàn, chiều 27/12.

    Theo ông Hải, đến 18h ngày 26/12, TP HCM ghi nhận hơn 500.000 ca mắc Covid-19. Thành phố đang điều trị hơn 7.929 bệnh nhân, trong đó 241 trẻ em dưới 16 tuổi, 403 bệnh nhân nặng đang thở máy, 16 bệnh nhân được can thiệp ECMO. Cùng ngày, ngành y tế ghi nhận hơn 436 bệnh nhân nhập viện và 543 bệnh nhân xuất viện, 30 trường hợp tử vong. Tổng số ca tử vong từ đầu năm đến nay là 19.738.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/12: Hơn 1 tuần dẫn đầu cả nước số ca mắc, Hà Nội ghi nhận hơn 10.000 ca; TP HCM ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan - Ảnh 1.

    Biểu đồ thể hiện số ca tử vong do dịch ở thành phố giảm trong những ngày gần đây. Nguồn: Cổng thông tin Covid-19 TP HCM

    Thống kê của ngành y tế thành phố, trong 7 ngày qua, số ca mắc mới tại thành phố giảm dưới 1.000 ca mỗi ngày. Cụ thể, số ca mắc mới từ ngày 20/12 đến nay lần lượt là: 687, 813, 979, 787, 679, 885 và 544. Số bệnh nhân tử vong do Covid-19 trong khoảng thời gian này cũng giảm, lần lượt là: 58, 46, 44, 44, 42, 36, 30.

    "Những con số này phản ánh đúng tình hình dịch ở TP HCM, cơ quan chức năng thống kê dựa vào lấy mẫu xét nghiệm những nhóm nguy cơ cao, đúng quy trình, chứ không phải nêu để lấy thành tích. Như hôm qua, số ca mắc mới trên địa bàn là 544", ông Hải nói.

    Tại cuộc họp, trả lời câu hỏi "số ca nhiễm mới công bố mỗi ngày có thật hay không?", ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết sau giai đoạn giãn cách, phương án xét nghiệm không thay đổi, ngành y tế vẫn lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng, trường học, nhà máy, xí nghiệp như trước.

    "Gần đây, số ca mắc mới trên địa bàn giảm. Mặt khác, ngành y tế không chỉ dựa vào số ca nhiễm mà còn so sánh, quan sát số ca nhập viện, chuyển nặng, tử vong... và tất cả đều giảm", ông Tâm nói và cho rằng có thể xem đây là tín hiệu lạc quan của công tác chống dịch tại thành phố.

    Tuy nhiên, lãnh đạo HDCD cũng cho rằng người dân không nên chủ quan, nhất là khi vừa trải qua dịp lễ Noel và sắp tới là Tết Dương lịch. Bên cạnh đó, thành phố vừa thí điểm cho học sinh học trực tiếp trở lại 2 tuần và dự kiến mở rộng các khối lớp khác. Khi nhiều học sinh trở lại trường, số ca F0 dự kiến tăng. Thành phố cần có phương án kiểm soát dịch trong tình hình mới.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-28T01:12:00

    Từ 27/12, hành khách đi máy bay từ TP.HCM, Cần Thơ không cần xét nghiệm COVID-19

    Ngày 27/12, Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định về sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch.

    Theo đó, điều kiện hành khách tham gia chuyến bay đã được sửa đổi, bỏ điều kiện hành khách trên chuyến bay xuất phát từ các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cần Thơ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 vòng 72 giờ.

    Từ 27/12, khách bay từ TP.HCM, Cần Thơ không cần xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 1.

    Hành khách bay từ TP.HCM, Cần Thơ không bắt buộc có kết quả xét nghiệm COVID-19 trong 72 giờ kể từ ngày 27/12. Ảnh: Kim Vân

    Như vậy, quy định mới cho phép hành khách bay từ TP.HCM, Cần Thơ không cần xét nghiệm âm tính trong 72 giờ khi đi máy bay.

    Theo đó, chỉ còn trường hợp hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

    Các trường hợp hành khách khác chỉ cần đáp ứng một trong ba điều kiện. Thứ nhất, người đã có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay. Thứ hai, người có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay. Thứ ba, người có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay

    Ngoài ra, hành khách khi tham gia chuyến bay phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, sử dụng ứng dụng PC-COVID, chịu trách nhiệm tính trung thực của các thông tin khai báo; và không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác…

    Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cho phép tăng tần suất khai thác trên các đường bay nội địa từ 29/12 đến hết ngày 16/2/2022.

    Theo đó, đường bay Hà Nội - TP.HCM sẽ tăng lên 25 chuyến khứ hồi mỗi ngày giai đoạn đến 18/1/2022 và 52 chuyến khứ hồi mỗi ngày từ 19/1/2022 đến 16/2/2022.

    Các chặng bay khác như TP.HCM - Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng cũng được tăng tần suất 20 chuyến mỗi ngày. Các đường bay khác được tăng 9 chuyến khứ hồi mỗi ngày.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-28T05:12:00

    "Nếu không quyết liệt, Hà Nội sẽ vỡ trận"

    Số ca COVID-19 ở Hà Nội những ngày qua luôn dao động từ 1.700 đến gần 1.900. Toàn bộ 30/30 quận, huyện, thị xã của thủ đô đều có dịch. Trong đợt dịch 4 (từ 29/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 39.409 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 14.333 ca cộng đồng, 25.076 ca cách ly. Mỗi ngày hàng nghìn ca mới với vài trăm ca cộng đồng, và ngành y tế Hà Nội khẳng định thành phố vẫn đang chủ động kiểm soát dịch.

    Dù vậy nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động. Theo họ, nếu không làm tốt công tác này, Hà Nội sẽ “vỡ trận”.

    Cẩn thận “vỡ trận”

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, số ca bệnh hiện nay của Hà Nội vẫn tăng cao do Hà Nội vẫn thực hiện truy vết, xét nghiệm nhiều.

    Với tình hình dịch bệnh như vậy, Hà Nội vẫn đáp ứng được công tác điều trị, nhưng nếu không có các biện pháp mạnh làm giảm nguy cơ lây nhiễm, thì các ca bệnh tăng quá nhiều, gây quá tải hệ thống y tế, kéo theo tỷ lệ tử vong tăng cao.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/1: "Nếu không quyết liệt, Hà Nội sẽ vỡ trận"  - Ảnh 1.

    PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

    “Hà Nội không nên nghĩ tiêm vaccine nhiều là an toàn mà không quyết liệt với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, dẫn đến chủ quan, buông xuôi thả lỏng. Tiêm vaccine không có nghĩa là tránh được nhiễm bệnh và tử vong. Một số người kể cả dù tiêm 2 mũi vẫn nguy cơ trở nặng, thậm chí có người tử vong dù tiêm đủ vaccine", ông Phu nói.

    Vị chuyên gia này cho rằng, các biện phát kiểm soát dịch hiện chưa thực sự quyết liệt. Nếu như trước đây người dân ra ngoài không tuân thủ đeo khẩu trang là bị cơ quan chức năng xử phạt ngay, nhưng giờ ra đường tình trạng tụ tập đông người vẫn diễn ra, nhiều người còn không đeo khẩu trang. Đó là chưa kể, trước thì hàng quán bắt buộc có vách ngăn chống giọt bắn mới được phép hoạt động nhưng nay hầu như các quán quên mất điều này. Cơ quan chức năng ít nhắc nhở, thiếu sự quyết liệt. 

    Do đó, để tránh tình hình dịch bệnh mất kiểm soát, Hà Nội nên quyết liệt hơn, qua đó tăng cường kiểm tra giám sát các trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch như phạt người không đeo khẩu trang, tụ tập đông người không có lý do… 

    Đặc biệt, từ nay đến Tết, Hà Nội càng cần phải thắt chặt hơn nữa vì là thành phố đang có nguy cơ lây nhiễm rất cao,

    “Nếu không quyết liệt số ca bệnh tăng quá cao thì Hà Nội lâm vào tình trạng “vỡ trận dự phòng, vỡ trận điều trị”, từ đó tỷ lệ tử vong cũng sẽ tăng theo, rất nguy hiểm”, ông Phu nói.

    Chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nêu, hiện nhiều người Hà Nội tâm lý rất chủ quan, nếu chính quyền không có động thái mạnh mẽ thì số ca bệnh sẽ tăng hơn nữa, kéo theo sự quá tải của hệ thống y tế cũng như tỷ lệ tử vong khó kiểm soát.

    “Tôi thấy việc kiểm soát đang có phần hời hợt. Tại sao trước đây tụ tập đông người, không đeo khẩu trang hay ra ngoài không lý do là bị phạt ngay còn bây giờ thì không? Tôi mong người dân ngoài việc ý thức hơn thì cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp mạnh hơn nữa để siết chặt”, ông Nga nói.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/1: "Nếu không quyết liệt, Hà Nội sẽ vỡ trận"  - Ảnh 2.

    Việc người dân vẫn đổ ra đường đông đúc gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố. (Ảnh minh họa: Đắc Huy)

    Trong việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch còn yếu tố quan trọng là khai báo y tế trung thực. Thực tế, nhiều ca bệnh ở Hà Nội khi phát hiện ra mắc bệnh mới biết là không hoặc rất ít khi khai báo y tế khi di chuyển giữa các vùng, địa điểm. Cơ quan chức năng nên quy định cụ thể những trường hợp này sẽ xử lý thế nào, xử xử phạt ra sao. Thậm chí có F0 phát hiện bị bệnh mà không khai báo...

    Do đó, chúng ta cần phải quyết liệt hơn nữa mới hy vọng dịch từng bước được kiểm soát.

    PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội bày tỏ, tuy hiện nay số ca bệnh ở Hà Nội đang ở ngưỡng vài nghìn ca và việc này có thể vẫn nằm trong dự đoán trước, nhưng để kiểm soát, tránh gia tăng về số ca bệnh khiến hệ thống y tế quá tải thì Hà Nội không thể trông chờ vào ý thức người dân, mà hệ thống chính quyền phải giám sát.

    “Nếu chúng ta quay lại giãn cách thì số F0 vẫn tăng, song không phải vì thế mà không siết chặt kiểm soát lại. Tôi thấy chúng ta đang buông lỏng, lơ là trong khâu kiểm tra, giám sát. Phải tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động. Tất nhiên việc này cần cả hệ thống chính quyền cơ sở và vai trò trách nhiệm của mỗi người chứ không thể trông chờ vào ý thức người dân được", ông Hùng nói.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/1: "Nếu không quyết liệt, Hà Nội sẽ vỡ trận"  - Ảnh 3.

    Hà Nội cần làm gì?

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, để kiểm soát tình hình thời gian tới, Hà Nội cần xây dựng sẵn kịch bản đánh giá nguy cơ cụ thể của từng xã, phường, quận, huyện, thậm chí là của tổ dân phố, thôn, xóm với phương châm “Nguy cơ đến đâu thì đáp ứng tới đó” nhưng phải thật quyết liệt.

    Hà Nội cũng cân nhắc thật kỹ việc cấm các hoạt động gì, hạn chế hoạt động gì, những hoạt động nào có điều kiện, tổ chức sự kiện ra sao để có phương án an toàn nhưng hạn chế tối đa để ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân vì dịp Tết Nguyên đán đang đến gần.

    Ngoài ra, thành phố cần tăng cường hơn nữa tuyên truyền cho người dân về việc đi lại, tham gia các hoạt động an toàn, hạn chế đi lại, thăm nom, chúc tụng, liên hoan, hội họp, ăn uống. Người dân cần thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế với nguyên tắc “Mỗi người an toàn thì khu phố, phường xã an toàn, khu phố an toàn thì quận, huyện, thành phố an toàn”…

    Ngoài việc phủ rộng hơn nữa vaccine thì Hà Nội cần đẩy nhanh tiêm mũi 3, tiêm nhắc lại cho người thuộc nhóm nguy cơ, đặc biệt là người già, những người mắc bệnh lý nền và bị suy giảm miễn dịch. Thành phố cũng cần nhanh chóng kiện toàn hệ thống y tế cơ sở bằng việc thiết lập thêm các trạm y tế lưu động, tăng cường vật tư thiết yếu, vận động thêm nhân lực sinh viên trường y hoặc cán bộ y tế đã về hưu tham gia chống dịch.

    Hà Nội nên cân nhắc tới việc thành lập mạng lưới thầy thuốc đồng hành, có thể huy động cán bộ y tế đang công tác ở các cơ quan đóng trên địa bàn cũng tham gia để kịp thời tư vấn cho người dân, từ đó tiếp cận F0 thật sớm, quan tâm tới họ, giúp họ ổn định tâm lý, tư tưởng, an tâm điều trị.

    “Thành phố chú ý phân tầng điều trị thật chính xác để tránh tình trạng 'quá tải ảo'. Nghĩa là bệnh nhân có người không triệu chứng, chưa cần thiết phải chăm sóc y tế thì lại tới viện, ngược lại, những bệnh nhân thực sự cần can thiệp y tế thì lại không có chỗ điều trị. Việc điều tiết này rất quan trọng”, ông Phu nhấn mạnh.

    Còn theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, số ca bệnh nặng và tử vong của Hà Nội hiện không như TP.HCM trước đây. Những trường hợp này chủ yếu vẫn tập trung vào đối tượng nguy cơ cao như người chưa tiêm vaccine, người già, mắc bệnh nền, suy giảm miễn dịch. Do đó, Hà Nội cần sớm rà soát lại toàn bộ những đối tượng này để tiêm bổ sung vaccine cho họ.

    Ngoài ra, thành phố cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyên truyền để nâng cao ý thức cảnh giác của người dân.

    Về công tác điều trị, chuyên gia này lưu ý, nếu bệnh nhân tăng cao thì bệnh viện, trạm y tế lưu động hay bệnh viện dã chiến sẽ không đáp ứng đủ. Do đó, Hà Nội nên tăng cường tổ chức cách ly y tế tại nhà.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 28/1: "Nếu không quyết liệt, Hà Nội sẽ vỡ trận"  - Ảnh 4.

    Tiêm vaccine, tăng cường y tế tuyến cơ sở... là những điều Hà Nội cần làm để sớm kiểm soát dịch bệnh.

    “Thời gian qua việc cách ly tại nhà được cải thiện nhưng cũng phải chú ý tới việc cấp phát thuốc kịp thời hay chưa? Nếu được điều trị sớm, chúng ta sẽ giảm tải được nguy cơ lây nhiễm cũng như tử vong. Việc này phải làm sớm, vì hiện tôi thấy có ý kiến phàn nàn về phát thuốc chậm hay đưa đi cách ly chậm", vị chuyên gia nói.

    Ông cũng cho rằng, nếu có sự kết hợp liên ngành từ chính quyền cơ sở cấp phường, xã, công an, y tế trong việc kiểm tra, giám sát thì vấn đề sẽ khác. Do đó, chính quyền cơ sở, chủ đơn vị phải tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên. Ngoài ra, Hà Nội cần lập nhiều tổ nhóm tư vấn từ xa, có thể theo quận, huyện kết hợp các bác sĩ bệnh viện, CDC, chuyên gia ở nhiều chuyên gia khác nhau để điều trị bệnh nhân.

    Sở Y tế Hà Nội mới đây có văn bản gửi các đơn vị triển khai các giải pháp giảm tử vong do COVID-19. Theo đó, với ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định nhiễm COVID-19 cần được phân loại, đánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận, điều trị kịp thời.

    Người bệnh đến khám chữa bệnh phải được sàng lọc kỹ, đặc biệt lưu ý hỏi về lịch sử tiêm chủng vaccine. Các cơ sở khám chữa bệnh sắp xếp luồng di chuyển, khu vực khám, buồng bệnh ưu tiên để bảo vệ nhóm nguy cơ cao: người trên 50 tuổi, mắc bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine.

    Mỗi cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 sẵn sàng điều trị 2 tầng để xử trí cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 chuyển độ. Việc tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch yêu cầu tất cả các bệnh viện không được từ chối, đảm bảo người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Sau khi bệnh nhân ổn định, bệnh viện thực hiện khám, phân loại mức độ bệnh, đánh giá nguy cơ để phân luồng đến nơi điều trị phù hợp.

    Các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân; rà soát lại cơ sở hạ tầng, hệ thống oxy (bình, bồn, chai, thiết bị phụ trợ) bảo đảm tồn trữ và cung cấp oxy y tế cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện theo phân tầng điều trị.

    Theo VTC News

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-28T11:12:00

    Ngày 28/12 thêm 14.440 ca COVID-19, Hà Nội 10 ngày liên tiếp có F0 cao nhất

    Ngày 28/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.440 ca nhiễm mới với 19 ca nhập cảnh và 14.421 trường hợp trong nước tại 61 tỉnh, thành phố, có 9.305 ca trong cộng đồng.

    Cụ thể: Hà Nội (1.920), Tây Ninh (923), Vĩnh Long (911), Khánh Hòa (790), Cần Thơ (763), TP. Hồ Chí Minh (671), Đồng Tháp (610), Hải Phòng (597), Trà Vinh (585), Bạc Liêu (485), Bình Định (436), Bắc Ninh (434), Lâm Đồng (365), Thừa Thiên Huế (362), Thanh Hóa (346), Bình Thuận (286), Hải Dương (260), Kiên Giang (250), Sóc Trăng (229), Hưng Yên (195), An Giang (191), Tiền Giang (188), Cà Mau (184), Quảng Ninh (182), Hà Giang (140), Quảng Ngãi (140), Đà Nẵng (135), Gia Lai (128), Đồng Nai (124), Bình Dương (109)...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-334), Cà Mau (-249), Bến Tre (-209). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+260), Bình Thuận (+146), TP. Hồ Chí Minh (+111).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.580 ca/ngày.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.680.985 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.042 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.675.321 ca, trong đó có 1.261.465 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (501.288), Bình Dương (290.349), Đồng Nai (97.167), Tây Ninh (72.460), Đồng Tháp (42.426).

    Trong ngày có thêm 4.668 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.264.282 ca.

    Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.103 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.013 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.065 ca; Thở máy không xâm lấn: 204 ca; Thở máy xâm lấn: 802 ca; ECMO: 19 ca.

    Từ 17h30 ngày 27/12 đến 17h30 ngày 28/12 ghi nhận 214 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ