Cập nhật lúc 12:18 - 13/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/12: Thêm quận trung tâm Hà Nội nâng cấp độ dịch

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-17T23:12:00

    TPHCM nghiên cứu về cảnh báo dịch bùng phát trong 3 tháng tới

    Văn phòng UBND TPHCM vừa có văn bản thông báo về kết luận của lãnh đạo thành phố tại cuộc họp giao ban giữa Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố.

    Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã dẫn lại dự báo của Đại học Monash (Australia) về tình hình dịch COVID-19 tại TPHCM, trong đó cho rằng từ nay đến cuối tháng 3.2022, nhiều khả năng sẽ có ít nhất một làn sóng dịch mới diễn ra.

    Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, đây là sự cảnh báo để TPHCM quyết tâm, nỗ lực không rơi vào tình huống đó. Do đó, ông yêu cầu nghiên cứu để có các biện pháp ứng phó trong thời gian tới.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/12: TP.HCM nghiên cứu về dự báo "có thể đối diện đợt dịch mới trong 3 tháng tới" - Ảnh 1.

    Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Nên đồng thời yêu cầu chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm có nguy cơ phải được thực hiện một cách thấu đáo bằng lương tâm và trách nhiệm. Đồng thời, chú trọng giám sát vùng có nguy cơ cao như các quận Bình Tân, quận 4, quận 12, huyện Bình Chánh, các khu nhà trọ, nơi tập trung đông dân cư.

    Ứng phó với biến chủng mới Omicron, Bí thư Thành ủy TPHCM lưu ý, thế trận y tế ứng phó với biến thể mới phải thực hiện một cách chủ động. Ngoài giám sát kiểm dịch tại cửa khẩu hàng không, cần phải chú ý cả đường bộ, đường thủy, làm sao chủ động ngay từ bên ngoài chứ không đợi lọt vào TPHCM mới ứng phó.

    Trong việc huy động hơn 6.500 nhà thuốc tư nhân tham gia phòng chống dịch, ông Nguyễn Văn Nên lưu ý, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM cần nghiên cứu có chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho các nhà thuốc. Tương tự, trong việc huy động y tế tư nhân, bác sĩ tư nhân, cũng phải hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi.

    Bí thư Thành ủy TPHCM cũng yêu cầu, trong chiến lược y tế, thành phố cần có quy định rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi để thu hút sinh viên ngành y, bác sĩ sắp ra trường tham gia phòng chống dịch, sẵn sàng thực hành ở y tế cơ sở. Phải nhanh chóng có chính sách cụ thể đối với y tế cơ sở.

    Ngoài ra, các cơ quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch tại nơi đông người, tăng cường nhắc nhở, xử lý vi phạm để hạn chế lây lan COVID-19 trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế.

    Theo Lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-17T23:12:00

    Việt Nam vượt mốc 1,5 triệu ca, hơn 29.000 ca tử vong.

    Ca nhiễm vượt 1,5 triệu người

    Ngày 17/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.236 ca nhiễm mới. Theo đó, số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam vượt qua mốc 1,5 triệu người.

    Tính từ 27/4, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 1.503.003, trong đó, 1.092.701 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, 382.941 bệnh nhân đang điều trị và 29.103 ca tử vong.

    Hiện Việt Nam đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca nhiễm. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.297 ca nhiễm).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-17T23:12:00

    Sắp tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người dân Hà Nội

    Chiều 17/12, tiếp xúc cử tri quận Đống Đa sau kỳ họp HĐND thành phố, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh giá năm 2021, công tác chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội còn bộc lộ nhiều lúng túng, bất cập.

    Theo người đứng đầu chính quyền Hà Nội, đây là thời điểm để thành phố tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để đưa ra chiến lược dài hơi hơn. Từ không Covid-19, Hà Nội chuyển sang quản lý rủi ro.

    Tuy nhiên từ tình hình thực tiễn, ông Ngọc Anh cho rằng biến chủng Omicron hiện giờ vẫn rất đáng lo ngại. Khả năng lây nhiễm gấp đôi so với chủng Delta và chưa có kết luận chính xác về khả năng gây bệnh đối với người nhiễm.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/12:  - Ảnh 1.

    Về lộ trình tiêm vaccine mũi 3, ông Chu Ngọc Anh thông tin đến nay, Hà Nội chưa có ai tiêm mũi 3 ngừa Covid-19. Tuy nhiên, thành phố đã giao các đơn vị rà soát các đối tượng, người có nguy cơ cao, đảm bảo điều kiện mũi 2 đã đủ thời gian khoảng 4-6 tháng thì lúc đó mới bắt đầu tiêm mũi 3. Thành phố đã báo cáo với Thủ tướng về vấn đề này và chờ chỉ đạo.

    Ông Ngọc Anh cho rằng việc tiêm mũi 3 của Hà Nội cần được triển khai do chuyên gia quốc tế đánh giá hiệu lực của vaccine giảm dần theo thời gian dù đã tiêm đủ 2 mũi. Bên cạnh đó, việc tiêm mũi vaccine tăng cường đã cho thấy hiệu quả đối với biến chủng Omicron.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-18T00:12:00

    Bộ Y tế hướng dẫn việc tiêm mũi 3, 4 vaccine phòng Covid-19

    Ngày 17/12, Bộ Y tế có văn bản gửi các đơn vị về việc tiêm mũi bổ sung và liều nhắc lại. 

    Theo đó, để tăng cường miễn dịch phòng bệnh Covid-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19. Theo đó, đảm bảo hoàn thành việc bao phủ mũi 1 cho 100% dân số từ 12 tuổi trở lên trong năm 2021 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.

    Đối với những địa phương đã đạt được độ bao phủ vaccine cao cần rà soát kỹ càng và tổ chức tiêm vét, đảm bảo tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vaccine.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/12:  - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa: Đỗ Quân).

    Về việc tiêm liều bổ sung, sẽ áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine).

    Cụ thể gồm:

    - Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...

    - Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.

    Vaccine được sử dụng là vaccine cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

    Khoảng cách: tiêm một mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

    Với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

    Việc tiêm liều nhắc lại cũng được áp dụng với người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.

    Loại vaccine:

    - Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA.

    - Nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA.

    - Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vaccine AstraZeneca)

    Khoảng cách: tiêm một mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

    Đối với những người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

    Sở Y tế tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-18T00:12:00

    Ninh Bình phát văn bản mới yêu cầu người từ Hà Nội về phải khai báo và lấy mẫu xét nghiệm

    Tối 17/12, sau khi Bộ Y tế yêu cầu thu hồi văn bản số 3529/SYT-NVY, sở Y tế tỉnh Ninh Bình đã phát đi văn bản mới thay thế văn bản trên để phục vụ công tác điều hành, thích ứng với dịch.

    Cụ thể, theo thông báo của Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh phía Nam và thành phố Hà Nội hiện đang diễn biến hết sức phức tạp, số lượng ca mắc tăng nhanh, trong đó có nhiều ca mắc tại cộng đồng. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/12: TP.HCM nghiên cứu về dự báo "có thể đối diện đợt dịch mới trong 3 tháng tới" - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Thực tế trong thời gian gần đây, tại Ninh Bình đã ghi nhận một số chuỗi lây nhiễm tại cộng đồng có nguồn lây từ các tỉnh phía Nam và Hà Nội như ổ dịch tại huyện Yên Mô, Yên Khánh, thành phố Ninh Bình; xã Gia Hưng, Gia Phú, ổ dịch tại xã Gia Thịnh, Gia Vượng và thị trấn Me thuộc huyện Gia Viễn và một số cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh. 

    Để kiểm soát và kịp thời không để dịch COVID-19 bùng phát tại Ninh Bình; thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Bình, Sở Y tế Ninh Bình đề nghị các đơn vị trong ngành Y tế phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo Kế hoạch số 119/KH-BCĐ ngày 24/9/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Ninh Bình về việc tổ chức xét nghiệm phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 trong tình hình mới cho các đối tượng nguy cơ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

    Trong đó, đặc biệt lưu ý đối tượng có triệu chứng nghi ngờ (ho, sốt, mất khứu giác, khó thở ...), nhân viên y tế và người bệnh tại các cơ sở y tế, lái xe đường dài, người làm việc tại các nhà hàng/quán ăn phục vụ lái xe đường dài, người buôn bán tại các khu chợ, siêu thị. Tiến hành thông báo trên Đài truyền thanh 3 cấp để người dân trên địa bàn tỉnh biết, đi khám và xét nghiệm khi có các triệu chứng ho, sốt, chảy nước mũi, mất khứu giác…

    Đối với người về Ninh Bình từ Hà Nội và một số tỉnh có nguy cơ cao, khi về địa phương cần khai báo y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn và được lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc RT- PCR phù hợp với các vùng dịch tễ.

    Không thực hiện xét nghiệm đối với những trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48h, những trường hợp có hộ khẩu tại Ninh Bình đi và trở về trong ngày. 

    Sở Y tế sẽ cập nhật các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế để các địa phương biết, triển khai thực hiện.

    Công văn này thay thế Công văn số 3529/SYT-NVY ngày 16/12/2021 của Sở Y tế về việc tổ chức xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho người về từ Hà Nội./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-18T01:12:00

    Quảng Ninh sẽ thu phí điều trị F0 với công dân từ chối tiêm vaccine

    Quảng Ninh là 1 trong những địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine cao, đạt khoảng 95%. Hiện nay, Quảng Ninh đang tiếp tục triển khai tiêm mũi 2 và tiêm mũi 1 cho trẻ đủ 12 tuổi, đạt 93,5% tổng số trẻ em đủ điều kiện được tiêm. 

    Quảng Ninh tiếp tục quan tâm tới đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro: trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vaccine, người trên 65 tuổi có bệnh nền, người có chỉ định tiêm nhưng chưa tiêm, từ chối tiêm, đối tượng lao động ngoại tỉnh di cư vào địa bàn. Quảng Ninh yêu cầu các địa phương phải lập danh sách những người có chỉ định tiêm nhưng từ chối tiêm chủng, yêu cầu có biên bản ký rõ ràng và nếu trở thành F0 sẽ thu phí điều trị.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/12: TP.HCM nghiên cứu về dự báo "có thể đối diện đợt dịch mới trong 3 tháng tới" - Ảnh 1.

    UBND Phường Phương Đông, thành phố Uông Bí tầm soát Covid-19 trên diện rộng cho tất cả công dân trên địa bàn phường.

    Ông Nguyễn Đăng Năm, Phó Chủ tịch UBND phường Phương Đông, thành phố Uông Bí cho biết: "Đợt tiêm chủng mũi 3 này, tại phường Phương Đông đã rà soát và trước hết là sẽ tiêm cho khoảng 10.000 công dân đủ 18 tuổi trở lên theo quy định. 

    Riêng 21 công dân của phường không muốn tiêm mặc dù chúng tôi đã vận động tuyên truyền, thuyết phục để đạt miễn dịch trong cộng đồng nhưng họ vẫn từ chối tiêm. Với các trường hợp này, chúng tôi yêu cầu làm cam kết tự chịu trách nhiệm và chịu tất cả các chi phí liên quan tới điều trị khi họ là F0"./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-18T08:12:00

    Dịp Tết Nguyên đán, Bộ Y tế đề nghị xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết

    Bộ Y tế vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo những nội dung về tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian nghỉ Tết âm lịch. 

    Trong công văn, Bộ Y tế nêu rõ hiện nay nhiều địa phương vẫn ghi nhận số mắc COVID-19 hằng ngày trong cộng đồng, đặc biệt tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn. Ngoài ra biến thể Omicron đang lan truyền nhanh, diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực. 

    Phòng dịch dịp Tết, Bộ Y tế đề nghị xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ

    Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch trong thời gian nghỉ Tết âm lịch.

    Việc sinh hoạt, đi lại, giao thương của người dân trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch tuyệt đối tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Không tụ tập, Khai báo y tế và Khoảng cách) của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, theo Bộ Y tế.

    Các địa phương căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh thực hiện đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn theo quy định tại Nghị quyết số 128 của Chính phủ và Quyết định số 4800 của Bộ Y tế.

    Từ đầu đợt dịch thứ 4 đến ngày 17/12, cả nước ghi nhận trên 1,5 triệu ca, trong đó có gần 1,1 triệu bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh và hơn 29.000 ca tử vong. Hiện, số ca mắc tại cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương.

    Trong 1 tuần gần đây, Việt Nam liên tục ghi nhận khoảng 15.000 ca COVID-19 mới mỗi ngày, trong đó có từ 9.000-10.000 ca cộng đồng.

    Theo Bộ Y tế, biến thể Omicron đã xuất hiện ở 4 châu lục và ít nhất 77 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xác nhận các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron. 

    Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, Omicron là chủng đáng quan ngại do làm tăng nguy cơ tái nhiễm, có thể né tránh miễn dịch, khả năng lây lan nhanh hơn 3,2 lần so với chủng Delta. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy biến thể Omicron làm giảm hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 cũng như chưa có bằng chứng tăng tỷ lệ nặng và tử vong.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-18T11:12:00

    Hà Nội có 2 quận và 25 xã, phường ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch Covid-19

    UBND thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 844/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dù Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 nhưng số lượng các quận và xã, phường ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch Covid-19 đã tăng gần gấp đôi so với tuần trước đó.

    Cụ thể, theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất được cập nhật tới 10h ngày 17-12, Hà Nội có điều chỉnh cấp độ dịch thuộc cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường so với báo cáo đánh giá 7 ngày trước. Cụ thể, thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch Covid-19 như cách đây một tuần.

    Tuy nhiên, trong 30 quận, huyện, thị xã, chỉ có 4 huyện ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh), giảm 4 địa bàn so với công bố vào ngày 11-12; 24 quận, huyện ở cấp độ 2 (tăng 3 quận, huyện) và 2 quận ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam), tăng 1 quận.

    Về cấp xã, phường, có 439 địa phương ở cấp độ 1 (giảm 17 xã, phường); 132 địa phương ở cấp độ 2 (tăng 5 xã, phường); 25 xã, phường ở cấp độ 3 (tăng 12 xã, phường) và không có địa bàn nào ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).

    Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận 11.769 ca mắc tại cộng đồng (tăng 4.357 ca so với 14 ngày trước đó). Như vậy, Hà Nội vẫn ở cấp độ 2; trong đó có 4 huyện ở cấp độ 1: Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ và Ứng Hòa; 24 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và có 2 quận Đống Đa và Hai Bà Trưng ở cấp độ 3.

    Ngoài ra, trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn thành phố có 25 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, đó là các xã Vân Nội, Việt Hùng của huyện Đông Anh; các phường: Khâm Thiên, Văn Miếu, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Phương Liên, Kim Liên, Thổ Quan, Khương Thượng, Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở của quận Đống Đa; xã Yên Viên của huyện Gia Lâm; phường Đống Mác của quận Hai Bà Trưng; các phường: Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Bạc, Đồng Xuân, Cửa Đông của quận Hoàn Kiếm; các phường Thanh Trì, Vĩnh Hưng của quận Hoàng Mai; xã Đông Xuân của huyện Quốc Oai; các phường Quảng An, Yên Phụ của quận Tây Hồ; xã Văn Bình của huyện Thường Tín. Theo đánh giá cấp độ dịch, 25 xã, phường này ở cấp độ 3.

    Còn lại, trong số 554 xã, phường, thị trấn, có 422 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 và 132 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2. Cùng với tiêu chí về số ca mắc trong cộng đồng, đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Hà Nội còn dựa vào độ bao phủ vắc xin Covid-19.

    Theo đó, đến nay, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố là 94,3% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều vắc xin là 94,1% (đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).

    Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29-4 đến hết ngày 17-12) là 24.237 ca; trong đó, số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 9.354 ca, số ca mắc là đối tượng đã được cách ly 14.883 ca.

    Đặc biệt, liên tiếp trong 3 ngày qua (từ ngày 15 đến 17-12), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận từ 1.300 đến 1.400 ca mỗi ngày. Riêng ngày 17-12, số ca mắc tăng mạnh lên tới 1.440 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ