Cập nhật lúc 06:27 - 11/02/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 15/1: TP.HCM đi "từng ngõ, gõ từng nhà" vận động tiêm vaccine

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-01-14T23:01:00

    Hà Nội không còn quận, huyện "vùng xanh"

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội vừa có báo cáo kết quả đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 (cập nhật đến 9h ngày 14/1).

    Theo đánh giá của CDC Hà Nội, hiện thành phố đang ghi nhận 7 quận, huyện có dịch ở cấp độ 3 (tức vùng cam); 23 quận, huyện, thị xã còn lại ở cấp độ 2 (tức vùng vàng).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 15/1: Dịch nóng", không còn quận, huyện "vùng xanh"; Bộ Y tế hỗ trợ tối đa cho Hà Nội - Ảnh 1.

    Hiện Hà Nội đang ghi nhận 7 quận, huyện có dịch ở cấp độ 3; 23 quận, huyện, thị xã còn lại ở cấp độ 2 (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).

    Trong đó, 7 quận huyện "vùng cam" gồm: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Ba Đình, Gia Lâm, Hoàng Mai, Long Biên.

    Như vậy, so với tuần trước, quận Hoàn Kiếm đã giảm từ cấp độ 3 về cấp độ 2. Tuy nhiên, 2 huyện "vùng xanh" là Phú Xuyên và Phúc Thọ đã chuyển cấp độ dịch từ cấp độ 1 lên cấp độ 2.

    Ở quy mô cấp xã, phường, thị trấn, theo đánh giá của CDC Hà Nội, trong vòng 14 ngày trở lại đây có 158 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng ở cấp độ 3; 367 xã, phường ở cấp độ 2 và 54 xã, phường ở cấp độ 1.

    Hiện tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố là 99% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine là 97,1% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).

    Theo Sở Y tế Hà Nội, ngày 14/1, thành phố ghi nhận 2.993 ca tại 475 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4 đến ngày 14/1) là 85.577 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-14T23:01:00

    Hà Nội đã ghi nhận hơn 85.500 ca COVID-19

    Sở Y tế Hà Nội tối 14/1 thông tin, trong ngày TP ghi nhận thêm 2.993 ca dương tính mới, trong đó có 772 ca cộng đồng.

    2.993 ca mới phân bố tại 475 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm (197); Bắc Từ Liêm (194); Long Biên (189); Đống Đa (184); Hoàng Mai (180); Nam Từ Liêm (178).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 85.577 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-14T23:01:00

    Dịch 'nóng', Bộ Y tế hỗ trợ tối đa cho Hà Nội

    Ngày 14/1, lần đầu tiên kể từ khi đại dịch xuất hiện, Hà Nội ghi nhận số ca mắc mới trong ngày vượt qua mốc 3.000 trường hợp. Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy tính đến hết ngày 13/1, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 135 bệnh nhân nặng, nguy kịch, con số này tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) là 218 trường hợp. 

    Các F0 theo dõi cách li tại nhà là 44.625 ca. Số ca tử vong trong ngày là 13 trường hợp, tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29/4 đến nay là 307 người. Đa số bệnh nhân tử vong là cao tuổi trên 80, có bệnh nền, chưa tiêm vắc xin.

    Hiện hầu hết các bệnh viện của Hà Nội đều hoạt động theo mô hình bệnh viện chia đôi, hiện vẫn kiểm soát được dịch COVID-19 và đảm bảo công tác khám chữa bệnh thông thường cho người dân. Các Trung tâm Y tế của Hà Nội đã cấp phát 17.795 liều Molnupiravir cho F0 điều trị tại nhà. 

    Thành phố cũng đã cấp phát hơn 51.000 gói thuốc A đến tận nhà các F0. Túi thuốc B hiện đã chuẩn bị đủ cơ số theo quy định tại tủ thuốc của các trạm y tế. Sở Y tế đã cấp 39.245 liều túi thuốc C, hiện đã sử dụng 26.795 liều.

    Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác của Bộ Y tế đều nhấn mạnh, công tác điều trị ngày càng “nóng” do số ca bệnh tăng, số ca nặng tăng. Số ca F0 điều trị tại nhà cũng tăng. Thời gian qua, ngoài Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 hỗ trợ tiếp nhận bệnh nhân nặng của Hà Nội. 

    Một số đơn vị như Bệnh viện Bạch Mai đã đào tạo hơn 1000 cán bộ y tế của Hà Nội, hỗ trợ Quận Đống Đa triển khai thiết lập và vận hành các trạm y tế lưu động; Bệnh viện Việt Đức cử 18 bác sĩ xuống hỗ trợ quận Hoàn Kiếm điều trị COVID-19...

    Các chuyên gia của Bộ Y tế đề nghị Hà Nội cần thành lập Sở chỉ huy chống dịch, đồng thời kết nối giao ban điều trị giữa Hà Nội và các bệnh viện tuyến trung ương được Bộ Y tế giao hỗ trợ, đồng hành để trao đổi về chuyên môn điều trị, phục vụ việc chuyển tuyến bệnh nhân phù hợp. 

    Cùng với đó, đoàn công tác của Bộ Y tế đề xuất Hà Nội nghiên cứu thiết lập khu vực chăm sóc giảm nhẹ dành cho các đối tượng quá cao tuổi, bệnh nền rất nặng, phục vụ các gia đình có nguyện vọng chăm sóc giảm nhẹ cho người thân.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-15T00:01:00

    TP.HCM đi "từng ngõ, gõ từng nhà" vận động tiêm vaccine, tỷ lệ tiêm mũi 3 ở ĐBSCL cao

    Từ 18h ngày 13/1 đến 18h ngày 14/1, TP Hà Nội có thêm 2.993 ca COVID-19. Số ca mắc mới phân bố tại 475 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm (197); Bắc Từ Liêm (194); Long Biên (189); Đống Đa (184); Hoàng Mai (180); Nam Từ Liêm (178).

    UBND tỉnh Bắc Kạn cho phép các đơn vị, địa phương chủ động thực hiện cách ly, điều trị F0 tại nhà nếu số lượng bệnh nhân vượt quá khả năng cơ sở, vật chất các cơ sở thu dung điều trị. Điều kiện đối với các trường hợp F0 được phép cách ly tại nhà là không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 sau 14 ngày hoặc là trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi, không có bệnh nền hoặc không đang mang thai.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 15/1: Dịch nóng", không còn quận, huyện "vùng xanh"; Bộ Y tế hỗ trợ tối đa cho Hà Nội - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa)

    Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong ngày 13/1, toàn tỉnh ghi nhận thêm 215 ca mắc COVID-19, trong đó có 143 ca tại cộng đồng. Tính từ 1/1 đến ngày 12/1, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận gần 170 ca dương tính với SARS-CoV-2 có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với người trở về từ Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng yêu cầu kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 đã được xây dựng theo quy định tại CSSXKD khi có ca mắc COVID-19. Quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ CSSXKD hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh (F0). Cách ly các trường hợp F0 tại chỗ tại CSSXKD, KCN và thông báo cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.

    TP.HCM tiếp tục đi "từng ngõ, gõ từng nhà" tư vấn, thuyết phục người có nguy cơ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại nhà.

    ĐBSCL tiêm vaccine mũi bổ sung đạt tỷ lệ khá cao

    Đến nay Vĩnh Long tiêm mũi 1 đạt 99,9%, mũi 2 đạt 98,3% và mũi bổ sung (mũi 3) đạt 12,5% so với số người từ 18 tuổi trở lên. Đối với học sinh từ 12 tuổi trở lên đến nay mũi 1 Vĩnh Long tiêm đạt 99,5% và mũi 2 tiêm đạt hơn 94%. Để đẩy nhanh tiến độ tiêm, tỉnh Vĩnh Long huy động cả lực lượng y tế tư nhân cùng tham gia tiêm chủng.

    Trong ngày 13/1, thành phố Cần Thơ ghi nhận 130 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Trong số ca mắc mới, có 14 ca trong khu cách ly, 1 ca cách ly tại nhà, 115 ca tầm soát ở cơ sở y tế, không ghi nhận ca mắc cộng đồng và trong khu phong tỏa. Để kiểm soát tốt hơn tình hình dịch bệnh, tiếp tục kéo giảm ca nhiễm, thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh tiêm vét vaccine ngừa Covid-19 mũi 1, mũi 2 và mũi tăng cường (mũi 3). Cụ thể, thành phố vừa ban hành công văn về việc phân bổ hơn 100.000 liều vaccine Pfizer phòng Covid-19. Dự kiến, từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022, Cần Thơ có 5.537 người cần tiêm liều vaccine bổ sung và gần 932.000 người cần tiêm vaccine liều nhắc lại.

    Tính từ đầu đợt dịch (ngày 8/7/2021) đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số hơn 22.170 ca mắc. Trong số này có 18.354 ca được điều trị khỏi và 140 ca tử vong. Hiện tổng số người ở tỉnh Hậu Giang được tiêm vaccine hơn 604.300 người (trong đó có hơn 575.460 người đã tiêm đủ 2 mũi và hơn 28.870 người mới tiêm 1 mũi), đạt tỷ lệ hơn 99,6% trên tổng dân số tỉnh Hậu Giang từ 12 tuổi trở lên. Riêng việc triển khai tiêm vaccine mũi 3 phòng Covid-19 cho người đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản, đến cuối ngày 13/01, Hậu Giang đã tiêm được gần 103.400 liều.

    Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

    Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ