Cập nhật lúc 00:24 - 13/02/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 13/2: Hậu COVID, thai phụ sẽ gặp phải những nguy cơ nào?

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-02-12T23:02:00

    Việt Nam tiếp tục ghi nhận ca mắc COVID-19 kỉ lục trong 24 giờ

    Ngày 12/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 27.311 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 27.302 ca ghi nhận trong nước (tăng 831 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành có 19.217 ca cộng đồng.

    Cụ thể: Hà Nội (2.981), Nam Định (1.842), Hải Dương (1.681), Nghệ An (1.550), Hải Phòng (1.394), Thái Nguyên (978), Ninh Bình (951), Đà Nẵng (940), Vĩnh Phúc (931), Hòa Bình (884), Phú Thọ (811), Thanh Hóa (797), Bắc Ninh (745), Quảng Ninh (659), Phú Yên (569), Quảng Bình (567), Lạng Sơn (558), Quảng Nam (553), Gia Lai (525), Bắc Giang (520), Thái Bình (498), Quảng Trị (465), Sơn La (459), Bình Định (455), Hưng Yên (448), Lào Cai (431)...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-645), Bắc Giang (-390), Đắk Lắk (-311).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nam Định (+555), Gia Lai (+525), Phú Yên (+285).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 22.366 ca/ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-13T00:02:00

    TPHCM: Ca nhiễm COVID-19 tăng lên 300, khẩn trương ứng phó

    Thông tin được Bộ Y tế công bố vào chiều tối 12/2 cho thấy, trên địa bàn TPHCM ghi nhận thêm 300 trường hợp mới mắc COVID-19 và 3 ca tử vong, trong đó 2 ca từ tỉnh khác chuyển đến An Giang (1 ca); Tiền Giang (1 ca).

    Kỳ nghỉ Tết vừa qua, thành phố đã liên tiếp ghi nhận mức độ giảm sâu của dịch COVID-19, trong đó ngày mùng 5 Tết số ca bệnh chỉ còn 24 trường hợp. Hiện số ca tử vong mỗi ngày chỉ ghi nhận một vài trường hợp, có ngày thành phố không còn ca bệnh tử vong vì COVID-19.

    Tuy nhiên, cùng với số ca bệnh tăng nhanh sau kỳ nghỉ Tết, ngày 11/2 Sở Y tế TPHCM đã liên tiếp công bố thêm 5 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron. Căn cứ trên kết quả điều tra dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố nhận định tất cả các trường hợp mới mắc Omicron đều là ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

    Số ca mắc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tăng được Sở Y tế nhận định là hệ quả tất yếu bởi sự gia tăng mức độ giao lưu, đi lại của người dân làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

    Tại các quốc gia có kỳ nghỉ Tết tương tự Việt Nam như Hàn Quốc mới đây đã ghi nhận hơn 49.000 trường hợp mắc mới trong một ngày, tăng gần 13.000 trường hợp so với ngày hôm trước. Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác của châu Á cũng đang ghi nhận mức độ tăng đột biến như Singapore tăng hơn gấp đôi, Hong Kong tăng hơn 5 lần và Indonesia là tăng hơn 11 lần.

    Để chủ động ngăn chặn sự lây lan, bùng phát của dịch COVID-19, BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, ngành y tế vận động người dân từ các tỉnh thành trở về và cư trú sau Tết tuân thủ 5K, tự theo dõi sức khỏe, thông báo y tế nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19. Người có triệu chứng sốt, ho, khó thở... cần hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, liên hệ y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm COVID-19.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-13T00:02:00

    Thêm tác hại lâu dài của Covid-19 với F0

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 7/2 do nhóm chuyên gia tại Trường Y Đại học Washington, Mỹ, thực hiện. Theo Washington Post, đây là nghiên cứu có quy mô lớn, cho thấy bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh tim đáng kể sau một năm nhiễm nCoV. Căn bệnh này khiến tỷ lệ hình thành cục máu đông, rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí đột quỵ, tử vong cao hơn ở các F0 khỏi bệnh.

    Di chứng xảy ra ngay cả những người mắc bệnh nhẹ

    Đây là điểm đáng lưu ý của nghiên cứu này. Ngay cả những người trước đó khỏe mạnh và mắc Covid-19 thể nhẹ vẫn gặp phải di chứng về tim sau khi khỏi bệnh.

    Theo tác giả chính của nghiên cứu, GS Ziyad Al-Aly, Đại học Washington: “Chúng tôi muốn xây dựng nghiên cứu dựa trên tác hại lâu dài của Covid-19 tới trái tim người bệnh. Nhiễm nCoV có thể dẫn tới những biến chứng tim mạch nghiêm trọng, tử vong. Tim không thể tái tạo hoặc dễ dàng hồi phục sau tổn thương. Đây là những hậu quả ảnh hưởng đến người bệnh suốt đời”.


    Theo nghiên cứu tại Đại học Washington, di chứng về tim ở người mắc Covid-19 là hậu quả ảnh hưởng tới suốt đời bệnh nhân. Ảnh: Freepik.

    Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, ngay cả người được coi là nguy cơ thấp, chưa từng mắc bất kỳ vấn đề nào về tim thì sau khi mắc Covid-19, nguy cơ gặp phải vấn đề này tăng lên rất nhiều. “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy sự gia tăng nguy cơ tổn thương tim ở cả người trẻ và người già, nam lẫn nữ, người da màu lẫn người da trắng, mọi chủng tộc khác nhau, người bị béo phì và người có cân nặng bình thường, người bị tiểu đường và người không bị, F0 mắc Covid-19 nhẹ lẫn nặng”, ông nói.

    Nhóm chuyên gia phân tích hồ sơ y tế do Bộ Cựu chiến binh Mỹ cung cấp. Họ đánh giá dữ liệu của 153.760 người có kết quả dương tính với nCoV từ ngày 1/3/2020 đến 15/1/2021 và nhóm sống sót sau 30 ngày đầu tiên khởi phát triệu chứng. Rất ít người trong số này được tiêm vaccine trước khi mắc Covid-19.

    Họ cũng so sánh kết quả thu được với 5,6 triệu người không mắc Covid-19 trong cùng thời gian. Một nhóm đối chứng khác cũng được dùng để so sánh dữ liệu là 5,8 triệu người bị bệnh tim trước khi Covid-19 lây lan (từ tháng 3/2018 đến tháng 1/2019). Nghiên cứu không gồm dữ liệu liên quan biến chủng Delta và Omicron.

    Sau khi phân tích sức khỏe tim mạch của tình nguyện viên trong một năm, kết quả cho thấy nguy cơ bệnh tim (gồm suy tim, tử vong) nhiều hơn 4% ở F0 so với người không mắc Covid-19.

    Ngoài ra, F0 có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 72%, nguy cơ đau tim cao hơn 63% và khả năng bị đột quỵ cao hơn 52%. Nhìn chung, bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ gặp biến chứng tim mạch nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, tử vong cao hơn 55% người không nhiễm nCoV.

    Nguy cơ bị rối loạn nhịp tim cũng cao hơn 53-84% tùy thuộc từng F0. Trong số những bệnh rối loạn nhịp tim, nguy cơ người mắc Covid-19 bị rung nhĩ cao hơn 71%, đau tim cao hơn 63% và gần 3 lần nguy cơ thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi).

    Nhóm mắc Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim cao gấp 5 lần thông thường. Khi phân tích riêng các trường hợp chưa được tiêm chủng, kết quả cho thấy chỉ Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ viêm cơ tim.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-13T01:02:00

    Hậu COVID-19, thai phụ gặp phải những nguy cơ nào?

    Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 không nên quá lo lắng

    Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, tâm lý thai phụ khi bị COVID-19 thường hoang mang, lo lắng, bởi nhiều người lo ngại COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà đến cả em bé đang ở trong bụng.

    Trước thực trạng Hà Nội và nhiều tỉnh thành gia tăng nhanh các ca mắc COVID-19, kéo theo sự gia tăng mắc COVID-19 ở các thai phụ, PGS.TS Trần Danh Cường khuyến cáo mọi người bình tĩnh, không nên quá sợ hãi.

    Các thai phụ F0 đều được theo dõi triệu chứng lâm sàng, tuổi thai, tình trạng thai nhi một cách chủ động để xử trí an toàn, đúng thời điểm nhất.

    Hậu COVID-19, thai phụ gặp phải những nguy cơ nào? - Ảnh 1.

    Thăm khám cho phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản TW Ảnh: Thái Bình

    Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, khi mắc COVID-19, thai phụ là đối tượng nguy cơ diễn biến nặng cao hơn các đối tượng khác, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại khác với giai đoạn dịch COVID-19 ở TPHCM trước đó, khi hệ thống y tế có sự chuẩn bị, nhiều người đã tiêm vaccine, nên các ca diễn biến nặng cũng đã giảm đi.

    Khi thai phụ mắc COVID-19, em bé trong bụng mẹ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi virus này. Đến nay, các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy, virus gây bệnh COVID-19 không lây truyền từ mẹ sang con. Đây là virus lây qua giọt bắn bề mặt, qua đường hô hấp chứ không lây qua đường máu, không lây truyền cho em bé khi đang trong bụng mẹ.

    Đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết

    Tuy nhiên, PGS.TS Trần Danh Cường cũng khuyến cáo, phụ nữ mang thai  là đối tượng dễ bị biễn biến nặng khi mắc COVID-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định. 

    Đây chính là yếu tố nguy cơ, bởi khi có thai do phải nuôi 1 đứa trẻ trong bụng nên tử cung của thai phụ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống cản trở hô hấp. Vì thế nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường.

    Tiếp đến, bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ tăng nặng nhanh.

    Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh mạn tính ở phổi… hoặc trên 35 tuổi mới mang thai… sẽ khiến dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ.

    Cùng với những yếu tố trên, nếu thêm mắc COVID-19 thì nguy cơ biến chứng thể nặng của phụ nữ mang thai càng cao.

    "Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ecmo… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi. Đây là lý do các nhà quản lý, nhà khoa học thấy rằng việc chăm sóc thai kỳ, đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết"- PGS.TS Trần Danh Cường nói.

    Với hội chứng hậu COVID-19, Giám đốc Trần Danh Cường cho biết, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đa phần là người trẻ, vì thế, tổn thương phổi không quá nặng nề và sự hồi phục rất tốt. Tuy nhiên, cũng như các bệnh nhân COVID-19 khác, họ có thể bị ảnh hưởng tâm lý, phổi ở giai đoạn hậu COVID-19.

    Vì thế, bên cạnh việc tái khám sau đẻ, các bác sĩ sẽ khai thác thêm các vấn đề tâm lý, hô hấp của bệnh nhân để trong trường hợp cần thiết có thể mời chuyên gia về tâm lý, hô hấp hỗ trợ. Tại Bệnh viện Phụ sản TW, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, xử trí, mổ đẻ an toàn cho một số trường hợp sản phụ mắc COVID-19.

    Hậu COVID-19, thai phụ gặp phải những nguy cơ nào? - Ảnh 3.

    Đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết Ảnh: Thái Bình

    "Tuy nhiên, trong bối cảnh này, tôi khuyến cáo với tất cả mọi người, việc tự phòng bệnh cho chính mình là cực kỳ quan trọng. Thực hiện tốt 5K, virus SARS-CoV-2 không xâm nhập vùng hầu họng thì không thể mắc bệnh. Virus cần vật chủ để lây truyền, không có vật chủ, dịch sẽ giảm"- PGS.TS Trần Danh Cường nói.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-13T02:02:00

    CDC Mỹ công bố nghiên cứu về hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường vaccine COVID-19

    Hiệu quả của vaccine được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ mắc COVID-19 ở những bệnh nhân đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng kết hợp với việc sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên các thông số như thời gian mắc bệnh, khu vực sinh sống, độ tuổi và mức độ lây nhiễm ở địa phương và các đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân để có được kết quả tổng hợp.

    CDC Mỹ công bố nghiên cứu về hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường vaccine COVID-19 - Ảnh 2.

    Mũi tiêm COVID-19 tăng cường có hiệu quả cao ngăn ngừa nhập viện

    Kết quả nghiên cứu mới của CDC chỉ ra trong giai đoạn làn sóng dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, hiệu quả bảo vệ của vaccine trước nguy cơ phải cấp cứu hoặc điều trị khẩn cấp là 87% trong vòng 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường, nhưng giảm xuống còn 66% trong tháng thứ 4.

    Hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ nhập viện là 91% trong 2 tháng đầu sau tiêm nhưng giảm xuống 78% vào tháng thứ 4 sau khi tiêm.

    Theo bà Kristen Nordlund, người phát ngôn của CDC Mỹ, việc tiêm thêm mũi vaccine tăng cường vẫn an toàn và tiếp tục có hiệu quả cao để ngăn tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn.

    Các tác giả kết luận việc phát hiện ra hiệu quả của mũi tăng cường vaccine mRNA giảm trong vài tháng sau tiêm sẽ củng cố thông tin để quyết định về việc tiêm mũi thứ 4 nhằm duy trì hoặc cải thiện hiệu quả của vaccine phòng bệnh.

    Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo về tình hình dịch COVID-19 tại Mỹ trong tuần, cố vấn dịch bệnh Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết nhiều khả năng những người có hệ miễn dịch yếu như người già và người bị suy giảm miễn dịch sẽ cần phải tiêm mũi vaccine thứ 4.

    Theo Báo Chính phủ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ