Cập nhật lúc 16:44 - 13/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 7/9: Hà Nội cho phép người dân dùng giấy đi đường cũ

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-09-06T16:09:00

    Hơn 30 triệu liều vaccine dự kiến về Việt Nam trong tháng 9, 10

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho hay trong tháng 9 và 10, dự kiến có 30 triệu liều vaccine về Việt Nam từ các nguồn khác nhau.

    Kế hoạch nhập vaccine với mục tiêu khẩn trương tiêm chủng để sớm đạt miễn dịch cộng đồng là vấn đề được báo chí đề cập nhiều trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra chiều 6/9.

    Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, tiếp cận vacicne là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nhằm phục hồi sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng cho nền kinh tế.

    Song ông cũng phản ánh thực tế thời gian qua, tiếp cận vaccine không chỉ với Việt Nam mà với toàn cầu đều rất khó khăn, do "cung không đủ cầu".

    Trả lời về thành quả của công tác ngoại giao vaccine, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết nếu đầu tháng 8, Việt Nam huy động 16,6 triệu liều, thì cuối tháng 8 có 33 triệu liều.

    Ông thông tin dự kiến trong tháng 9 có khoảng 16-17 triệu liều vaccine và khoảng 30 triệu liều từ các nguồn khác nhau có thể về Việt Nam trong tháng 9 và tháng 10.

    Theo ông Vũ, ngoài vaccine, Việt Nam cũng tìm kiếm nhiều loại thuốc đặc trị, nhập khẩu nhiều triệu liều thuốc từ các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Sĩ… Ông nhấn mạnh các liều thuốc đặc trị đã phát huy vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-06T16:09:00

    Số ca tử vong do COVID- 19 ở TP.HCM có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn cao

    Chiều 6/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng chống COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong ngày 5/9, Thành phố có 233 số ca tử vong. Theo đánh giá, số ca tử vong đang có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn cao.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu lí giải, đó là do số ca nặng đang điều trị vẫn còn cao với hơn 9.500 ca; trong đó trường hợp đang thở máy xâm lấn dài ngày còn 1.053 trường hợp, 22 trường hợp sử dụng ECMO. Hiện hệ thống điều trị, nhất là trung tâm hồi sức cố gắng cứu những bệnh nhân rất nặng bằng các biện pháp hiện đại nhất của y học hiện nay. 

    Nhưng đây là những bệnh nhân tổn thương phổi rất nặng do COVID-19 nên tỷ lệ tử vong ở các trường hợp này rất cao (từ 30-50%, tuỳ nơi trên thế giới). Tại TP.HCM, tỷ lệ tử vong ở những ca thở máy này đang ở mức 30% và Thành phố đang nỗ lực để cứu chữa bệnh nhân nặng.

    “Hy vọng trong 1000 trường hợp bệnh nhân thở máy này chúng ta sẽ cứu được khoảng hơn 50-60% bệnh nhân, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương phổi của người bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh nhân có nhiễm thêm các vi trùng khác hay không nó làm bội nhiễm bệnh nhân nặng lên và tổn thương do các biến chứng khác”, Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho hay.

    Về con số xét nghiệm có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngày, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - Nguyễn Hồng Tâm cho rằng, đây là điều bình thường vì phụ thuộc vào các điều kiện như địa bàn xét nghiệm, dân số… Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm cũng cho biết thêm, về mặt chuyên môn, việc tiêm mũi 2 trễ hạn vài tuần cũng không ảnh hưởng gì lớn, vẫn có hiệu quả, không cần phải tiêm lại mũi 1 nên người dân không nên quá lo lắng.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-06T16:09:00

    Bí thư TP.HCM: Chỉ còn 10 ngày để thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch

     Tại hội nghị mở rộng đánh giá 14 ngày tăng cường giãn cách xã hội (23/8 đến 5/9), Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, "TP.HCM bước sang tuần thứ hai - tuần tăng tốc - quyết liệt thực hiện Nghị quyết 86 với mục tiêu phấn đấu kiểm soát dịch Covid-19 trước ngày 15/9".

    Bí thư nhận định TP.HCM đã đạt một số kết quả đáng mừng nhưng phía trước còn rất nhiều việc phải làm. Các pháo đài đã lượng hóa cụ thể từng nội dung công việc, tiến độ hoàn thành theo yêu cầu đề ra của các trụ cột trong phòng, chống dịch.

    TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp y tế, trước hết là xét nghiệm cộng đồng. Về cơ bản, TP.HCM đã hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2 - tập trung tách nguồn lây nhiễm mạnh; và bước sang giai đoạn 3 - duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng. Công tác điều trị, đặc biệt là phân loại F0, đã đạt kết quả bước đầu, góp phần thay đổi phương thức điều trị bệnh nhân Covid-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 7/9: Hơn 30 triệu liều vaccine dự kiến về Việt Nam trong tháng 9, 10 - Ảnh 1.

    Điều kiện đấgu tiên để sống chung với dịch là bao phủ vaccine. Ảnh minh họa.

    Tín hiệu đáng mừng là từ 31/8 đến nay, số ca tử vong giảm. Việc tiêm vaccine tuy chậm lại, cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Chiến lược chuyển hóa địa bàn, kiểm soát “vùng đỏ”, mở rộng “vùng xanh” đã có kết quả. Nhiều ổ dịch và chuỗi lây nhiễm tiếp tục được kiểm soát. Nhiều khu phong tỏa được gỡ bỏ.

    Từ nay tới ngày 15/9, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh phải chuẩn bị tâm thế cho người dân để có thói quen, tạo lập lối sống chậm trong điều kiện bình thường mới - sống trong môi trường có dịch Covid-19. Bí thư Nên đặc biệt lưu ý việc đảm bảo an sinh xã hội.

    "TP.HCM chỉ còn 10 ngày để thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh. Đây là chặng đường quan trọng, có ý nghĩa lịch sử đối với công tác phòng, chống dịch", Bí thư Nên nhấn mạnh.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-06T16:09:00

    Số ca mắc mới có xu hướng giảm, Bình Dương xây dựng phương án 'bình thường mới'

    Ngày 6/9, tỉnh Bình Dương ghi nhận 2.194 ca mắc COVID-19 mới, giảm 1.346 ca (38%) so với hôm trước.

    Địa phương có số ca mắc giảm là thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một, huyện Bàu Bàng, thành phố Dĩ An. Từ ngày 6/9, 4 huyện "vùng xanh" là huyện Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo sẽ nới lỏng giãn cách xã hội. Bình Dương xây dựng phương án hoạt động trong trạng thái "bình thường mới" sau ngày 15/9.

    Trong ngày, huyện Dầu Tiếng không ghi nhận ca mắc mới, thành phố Thuận An có số lượng ca mắc cao nhất với 1.142 ca, ghi nhận ngoài tỉnh 6 ca. Khu phong tỏa là nơi phát hiện ca mắc nhiều nhất với 1.634 ca, qua sàng lọc cộng đồng có 341 ca. Toàn tỉnh có 3.527 ca xuất viện, khỏi bệnh, tăng 321 ca so với ngày 5/9.

    Từ ngày 6/9, các huyện "vùng xanh" của tỉnh Bình Dương là Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo nới lỏng giãn cách xã hội từ thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ xuống thực hiện Chỉ thị 15+.

    Để tỉnh có thể nhanh chóng hoạt động trong trạng thái "bình thường mới" sau ngày 15/9, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đề nghị, các cơ quan, đơn vị và địa phương phối hợp với lực lượng quân y đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine theo đúng kế hoạch đề ra, mỗi người dân trên địa bàn tỉnh ít nhất được tiêm một mũi vaccine. Đồng thời, tổ chức rà soát lại tổng số người dân đã được tiêm vaccine để UBND tỉnh làm cơ sở đề nghị Bộ Y tế tiếp tục phân bổ thêm vaccine cho tỉnh.

    Theo Báo Tin tức.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T02:09:00

    Một người dương tính SARS-CoV-2 tại Hà Nội, từng mắc COVID-19 ở Nga gần 1 năm trước

    Theo thông báo từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 6/9 đến 6h ngày 7/9, thành phố ghi nhận 5 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 1 ca tại cộng đồng, 4 ca tại khu cách ly.

    Trong số này, 4 trường hợp là F1 của các ca ho, sốt cộng đồng; 1 trường hợp thuộc nhóm sàng lọc ho sốt. 3 trường hợp ở quận Hà Đông, 1 ở quận Đông Đa, 1 ở quận Cầu Giấy.

    Trong đó, trường hợp sàng lọc ho sốt cộng đồng là N.T.P, nam, sinh năm 1968, địa chỉ tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy; có tiền sử nhiễm SARS-Cov-2 ngày 8/11/2020 tại Nga. Ngày 3/9, bệnh nhân có đi tiêm vắc xin tại số 21 Trung Liệt. Ngày 6/9, bệnh nhân đưa người nhà đi khám tại Phòng khám đa khoa Medlatec Tây Hồ được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính. Hiện tại không triệu chứng.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T02:09:00

    6 tỉnh miền Tây nới lỏng giãn cách xã hội

    Long An, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau nới lỏng giãn cách xã hội khi hạ xuống Chỉ thị 15 ở các địa phương "vùng xanh" hoặc toàn tỉnh.

    Ngày 6/9, ông Phạm Tấn Hòa, Phó chủ tịch UBND Long An cho biết, sau 50 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, từ 0h ngày 7/9, 8 địa phương vùng "xanh" gồm thị xã Kiến Tường, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Tân Trụ hạ xuống áp dụng Chỉ thị 15.

    Tương tự, từ ngày 7/9, Kiên Giang cũng hạ mức giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15 đối với 8 địa phương: U Minh Thượng, An Minh, An Biên, Gò Quao, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Phú Quốc, Kiên Hải. 7 huyện, thành phố còn lại tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 đến ngày 13/9, gồm: Rạch Giá, Hà Tiên, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Châu Thành, Vĩnh Thuận.

    Bạc Liêu, An Giang, Cà Mau cũng cho áp dụng Chỉ thị 15 trên toàn tỉnh, bắt đầu từ hôm nay và ngày mai. Riêng phường 1, 2, 3, 5, 7 và 8 của TP Bạc Liêu; các xã, phường, thị trấn thuộc "vùng cam", "vùng đỏ" ở An Giang tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16.

    Ngày 5/9 Vĩnh Long đã nới lỏng giãn cách xã hội trên toàn tỉnh từ Chỉ thị 16 xuống mức cao hơn Chỉ thị 15.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T02:09:00

    Bí thư TPHCM: Phải tính đến độ an toàn, không thể mở ra rồi đi theo xử lý

    Chiều 6/9, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM mở rộng lần thứ 45. Hội nghị đã tập trung đánh giá kết quả của 2 tuần thực hiện các biện pháp tăng cường giãn cách xã hội, cùng những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 suốt thời gian qua.

    Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã thống nhất kiến nghị của Ban cán sự Đảng UBND thành phố về các chiến lược tiếp tục phòng chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới.

    Trong đó, Bí thư Thành ủy TPHCM lưu ý, các hoạt động không được mở lại khi chưa có kế hoạch an toàn. Mức độ an toàn trước dịch bệnh cần được đảm bảo trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    "Khi thực hiện bất cứ việc gì cũng phải tính đến độ an toàn. Không thể mở ra rồi đi theo xử lý", ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

    Theo Dân trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T02:09:00

    Hà Nội lập kỷ lục số người tiêm vaccine phòng COVID-19 trong một ngày

    Tối 6/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã triển khai tiêm 103.198 mũi vaccine phòng COVID-19 trong ngày.

    Đây là số lượng tiêm trong một ngày cao nhất kể từ khi thành phố bắt đầu tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19. Sở Y tế Hà Nội cho hay, tốc độ tiêm đang tiếp tục tăng nhanh hơn, nhưng vẫn bảo đảm an toàn.

    Như vậy, tính đến nay, tổng cộng thành phố Hà Nội đã triển khai tiêm được 2.405.585 mũi (gồm 2.157.559 mũi 1; 248.026 mũi 2), tương đương với 35% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng.

    Thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn theo Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 26/2/2021, và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/9/2021 trên cơ sở số vaccine được phân, giao của Bộ Y tế. Cùng với đó, thành phố triển khai tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định; đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và đẩy nhanh việc tăng độ bao phủ tiêm chủng.

    Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, Hà Nội đang tiếp tục đề nghị Bộ Y tế phân bổ vaccine để đạt độ bao phủ tiêm chủng. Công suất tiêm của Hà Nội là 200.000 mũi/ngày, nhưng hiện cao nhất mới đạt được 150.000 mũi/ngày (vì phụ thuộc lượng vaccine được phân bổ). Vì vậy, Hà Nội đang tiếp tục đề nghị Bộ Y tế phân bổ vaccine để đạt độ bao phủ tiêm chủng.

    Theo VTV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T03:09:00

    3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh

    UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch về việc vận động, tuyên truyền và tiếp nhận tình nguyện viên là F0 đã khỏi bệnh tham gia phòng, chống COVID-19.

    Theo đó, đối tượng tiếp nhận là người F0 khi có các điều kiện sau đây:

    - F0 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày tại nhà, tự nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch.

    - Đủ sức khỏe lao động, không trong thời gian mang thai hoặc nghỉ hậu sản; trong độ tuổi lao động.

    - Có kháng thể vi rút SARS-CoV-2 với F0 đã khỏi bệnh trong vòng 06 tháng hoặc đã tiêm đủ 02 mũi vaccine COVID-19 đối với F0 đã khỏi bệnh hơn 06 tháng.

    Thời gian tiếp nhận được thực hiện từ ngày 10/9/2021 - 31/12/2021.

    Tình nguyện viên khi tham gia phòng, chống dịch được bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và được hưởng các chế độ phụ cấp chống dịch, hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt theo đúng quy định.

    Tình nguyện viên đăng ký tham gia qua số điện thoại: 0907.574.269 hoặc 028.3930996.

    Theo VTV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T06:09:00

    Hà Nội: Ổ dịch "siêu lây nhiễm" phường Thanh Xuân Trung vượt 500 ca nhiễm

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội trưa 7/9 ghi nhận thêm 20 ca dương tính SARS-CoV-2 thuộc chùm ca bệnh phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Tính từ ngày 23/8 khi phát hiện 2 ca bệnh đầu tiên, ổ dịch phức tạp nhất Hà Nội đã chạm mốc 508 ca.

    Các ca bệnh mới hoặc là F1 tại khu phong tỏa, hoặc đã được chuyển đến các khu cách ly tập trung.

    Theo CDC Hà Nội, 2 ca chỉ điểm đầu tiên là 2 mẹ con sống tại ngõ 330 Nguyễn Trãi. Chiều 22/8, họ đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh test nhanh kháng nguyên dương tính SARS-CoV-2, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm PCR kết quả khẳng định dương tính.

    Từ đó, hàng trăm bệnh nhân khác lần lượt được phát hiện thông qua phong tỏa, sàng lọc và xét nghiệm diện rộng, chủ yếu tập trung tại ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, liên quan đến các chợ, siêu thị, khu tập thể trên địa bàn.

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T06:09:00

    Hà Nội xét nghiệm 100% người dân thành phố thế nào, khả thi đến đâu?

    Sáng 7/9, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội cho biết, Sở Y tế đã có kế hoạch để triển khai việc xét nghiệm diện rộng 100% người dân trên 18 tuổi.

    "Trước Hà Nội thì TP.HCM đã thực hiện xét nghiệm toàn bộ người dân, nên việc này không phải mới mà hoàn toàn khả thi", ông Việt nói.

    Theo ông Việt, về lực lượng lấy mẫu, mô hình đội lấy mẫu tương tự như tổ COVID-19 cộng đồng, nòng cốt là các thành viên tự nguyện có trình độ Đại học, cao đẳng trở lên, có thể chuyên môn y tế hoặc các ngành khác. Những người này sẽ đến từng nhà và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên và cả PCR.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 7/9: Ổ dịch phường Thanh Xuân Trung vượt 500 ca - Ảnh 1.

    Hà Nội sẽ tiến hành xét nghiệm toàn TP trước 12/9. Ảnh minh họa.

    Cụ thể, ông Việt cho biết, các tổ tự nguyện sẽ lấy mẫu tại cửa nhà dân, hoặc đầu ngõ, không vào nhà dân cũng không tụ tập đông người, để giảm nguy cơ cho cả người dân và đội ngũ y tế.

    Về lo ngại nếu nhân viên y tế không thay găng tay khi lấy mẫu, ông Việt cho biết, nhân viên y tế không thể thay găng tay mỗi lần lấy mẫu cho 1 người khác nhau do không đủ găng, song thành phố đã yêu cầu phải sát khuẩn sau mỗi lấy lấy mẫu. Việc này sẽ được tập huấn rất chặt chẽ.

    Ông Việt cũng thông tin, không phải đối tượng nào cũng sẽ làm xét nghiệm PCR, mà chỉ với các vùng đỏ (nguy cơ rất cao), các đối tượng nguy cơ cao, các vùng giáp ranh khu vực phong toả, cách ly. Các vùng khác sẽ theo phương thức xét nghiệm nhanh. Nếu PCR thì có thể lấy mẫu gộp tại thực địa.

    Việc lấy mẫu gộp hay mẫu đơn tuỳ theo nguy cơ dịch tễ, chẳng hạn các khu tập thể, các ngõ rất chật chội đông dân cư, nguy cơ va chạm nhiều, không đảm bảo khoảng cách thì sẽ lấy mẫu gộp đại diện cho hộ gia đình. Các vùng nguy cơ, chưa có F0 không rõ nguồn lây cũng sẽ lấy mẫu gộp đại diện hộ gia đình.

    Nhưng như khu vực nguy cơ rất cao như Trại Găng (Q.Hai Bà Trưng) sẽ lấy mẫu của tất cả người dân trong khu vực để rà soát, bóc tách F0, khu vực nào có người đang sốt, người có nguy cơ cao cũng sẽ lấy mẫu đơn tất cả…

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T13:09:00

    Ngày 7/9 ghi nhận 14.208 ca mắc COVID-19 với 8.191 trường hợp trong cộng đồng

    Tối 7/9, Bộ Y tế cho biết, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.208 ca nhiễm mới với 15 người nhập cảnh và 14.193 trường hợp trong nước (8.161 ca cộng đồng).

    Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (7.310), Bình Dương (3.966), Đồng Nai (945), Long An (490), Kiên Giang (242), Tiền Giang (183), Quảng Bình (182), Tây Ninh (164), An Giang (87), Cần Thơ (74), Đồng Tháp (71), Khánh Hòa (61), Đắk Nông (51), Bình Phước (48), Bình Thuận (46), Quảng Ngãi (37), Hà Nội (36), Đà Nẵng (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (31), Phú Yên (25), Nghệ An (18), Bình Định (11), Quảng Nam (10), Thừa Thiên Huế (9), Trà Vinh (8 ), Quảng Trị (8 ), Vĩnh Long (7), Thanh Hóa (7), Cà Mau (7), Sơn La (7), Bắc Ninh (4), Lạng Sơn (3), Bến Tre (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Lâm Đồng (1), Kon Tum (1), Hưng Yên (1), Bắc Giang (1), Ninh Thuận (1).

    Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.716 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 188 ca, Bình Dương tăng 1.772 ca, Đồng Nai tăng 74 ca, Long An giảm 367 ca, Kiên Giang tăng 41 ca.

    Trong ngày có thêm 10.2531 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 311.710. 24 giờ qua đã thực hiện 415.446 xét nghiệm cho 1.118.641 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 18.111.288 mẫu cho 41.278.424 lượt người.

     Cũng trong tối 7/9, Bộ Y tế thông tin, trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cổng thông tin của Cục Quản ký Khám chữa bệnh ghi nhận 316 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành phố.

    Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (253), Bình Dương (40), Long An (7), Tiền Giang (7), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Đồng Tháp (1), Phú Yên (2).

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.701 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-07T13:09:00

    Hà Nội cho phép người dân dùng giấy đi đường cũ

    Trao đổi với báo chí ngày 7/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để kịp thời điều chỉnh việc cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tế.

    Trước mắt, TP cho tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư, điều chỉnh đến khi đạt hiệu quả thì mới nhập hai loại giấy thành một; chỉ phạt người ra đường không có lý do thiết yếu theo quy định.

    TP tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân tự giác chấp hành. Người dân được cấp giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ