Bất ngờ với lợi ích của việc nói chuyện một mình

Thế Hiển (Theo Elitedaily.com),
Chia sẻ

Hãy làm những gì bạn cho là đúng đắn, tự giao tiếp với bản thân là một nghệ thuật đấy.

Tự giao tiếp với bản thân không có nghĩa là bạn có vấn đề về thần kinh, mà đây là giải pháp bạn có thể phát triển khả năng tư duy, nhận thức, đồng thời còn có thể giúp bạn tìm ra nhiều ý tưởng mới mẻ.
 
 Tự nói với chính mình giúp bạn có một bộ não sáng suốt và linh hoạt
 
 
Theo kết quả của một nghiên cứu được in trong tạp chí Quarterly Journal of Experimental Psychology, nhà tâm lý học Daniel Swigley và Gary Lupya đã đưa ra kết luận: việc bạn độc thoại với bản thân thật sự mang lại lợi ích rất lớn trong cuộc sống. Nghiên cứu này như sau: Swigley và Lupya cho 20 người chia làm hai nhóm và đưa cho họ tên một ổ bánh mì hay một quả táo chẳng hạn và yêu cầu họ trong lúc tìm mua chúng trong siêu thị, họ không ngừng lặp đi lặp lại tên của chúng trong miệng; còn số còn lại thì giữ im lặng  Kết quả cho thấy, câu nói mang tính định hướng này giúp nhóm thứ nhất tìm thấy thứ cần mua nhanh hơn nhóm thứ 2 khoảng 1/10 giây.

Như vậy, nói chuyện một mình là phương pháp hữu hiệu góp phần làm tăng khả năng tư duy, nhận thức, giúp bạn suy nghĩ và tìm ra những ý tưởng mới, nhà tâm lý học Gary Lupyan (Đại học Wisconsin-Madison) cho biết. “Tuy nhiên, hành động này sẽ không có tác dụng trong trường hợp bạn không biết gì về đối tượng cần tìm hiểu. Ngược lại, nếu bạn biết rằng chuối có màu vàng cũng như hình dạng cụ thể của nó, thì bằng cách lẩm bẩm từ “chuối”, các thuộc tính hình ảnh trong não sẽ được kích hoạt, giúp bạn tìm thấy chúng nhanh chóng và dễ dàng”, Lupyan nói.
 
Người thông minh nhất quả đất này là kẻ biết nói chuyện với chính bản thân họ

Hãy nhìn vào những quyển tiểu thuyết độc thoại của những con người ưu tú, hãy nhìn vào những bài thơ xuất sắc, hãy nhìn vào lịch sử! Chính nhà bác học lỗi lạc của những thế kỷ 20 Albert Einstein, người đã tự độc thoại với bản thân và hoàn toàn không hề đam mê những thứ phù phiếm mãi cho tới lúc ông trưởng thành đã giữ cho mình thói quen ấy trong suốt cuộc đời. Trang Einstein.org nói rằng: "Albert Einstein lúc sinh thời luôn có những bài tự diễn thuyết với chính bản thân mình’’. Steve Jobs cũng bỏ ra hơn 10.000 giờ trong cuộc đời mình để tự thuyết trình trước gương.
 
Hữu ích trong việc giáo dục trẻ nhỏ

Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nếu trẻ được giáo dục về cách tự giao tiếp với bản thân sẽ góp phần định hướng hành vi ở trẻ em, ví dụ như khi buộc dây giày, đó giống như những lời nhắc nhở bản thân các em cần tập trung vào công việc và xem xem phải làm gì ở bước tiếp theo. Việc giáo dục trẻ em bằng hành động này có thể giúp chúng giải quyết những vấn đề trong tương lai và có được một trí nhớ tốt.
 
Tổ chức được suy nghĩ hợp lý
 
 
 
Việc bạn phát âm thành tiếng sẽ giúp cho não bộ của bạn tìm ra được hướng giải quyết tốt nhất. Theo nhà tâm lý Linda Sapadin, nói chuyện lớn tiếng với chính mình sẽ giúp bạn xác nhận các quyết định quan trọng và khó khăn. "Nói chuyện một mình giúp bạn làm sáng tỏ những suy nghĩ của bạn và định hướng điều nào là quan trọng, giúp bạn quyết định được vấn đề hiệu quả hơn’’. Vì vậy, chúng ta sẽ biết được những gì cần thiết cho chính mình.

Ngoài ra, tự nói với bản thân sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra triệt để nhờ không ngừng nhắc nhở bản thân và kích thích não bộ thông qua lời nói trực tiếp. Như Sapadin đã khẳng định rằng: "Bạn sẽ có đủ tự tin và bản lĩnh thực hiện mục tiêu của bản thân nếu đọc to chúng ra, ngoài ra, việc bạn tự nhủ bằng lời nói sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng tiêu cực và những phiền não của cảm xúc."

Nói chuyện với chính mình còn giúp bạn có được sự tự tin biết được điểm yếu, điểm mạnh của bản thân và dễ dàng đạt tới thành công hơn kẻ khác. "Những thiên tài, họ thường khai thác rất sớm khả năng thiên bẩm nhờ vào việc tự khai thác tài năng và đánh giá bản thân’’ - theo Albert Einstein

Tóm lại, việc mà chúng ta cần làm là hiểu được chính mình, lắng nghe tiếng nói của bản thân phát ra bằng cả trái tim, thật to, thật tự hào!

Chia sẻ