Bất lực vì không có người chịu làm, bà chủ nhà hàng phải xắn tay áo rửa bát, bỏ 60 triệu đồng/tháng mới thuê được nhân viên

L.T,
Chia sẻ

Chủ nhà hàng phải bỏ ra vài chục triệu đồng mỗi tháng mới thuê được người rửa bát.

Đó là câu chuyện ngược đời nhưng có thật đang xảy ra ở một vài cửa hàng ăn uống tại Singapore. Tình trạng thiếu người rửa bát khiến chính chủ nhà hàng phải xắn tay lên làm việc. Để rồi, bức quá, người ta phải bỏ ra tới vài chục triệu mỗi tháng để thuê nhân viên chuyên rửa bát.

Tờ The Star ngày 27 tháng 5 mới đây đăng tải bài viết với câu hỏi mở đầu: Bạn có chấp nhận làm nhân viên rửa bát trong một nhà hàng với mức lương hàng tháng hơn 3.500 đô la Singapore (tương đương gần 60 triệu đồng)?

Thuê người rửa bát mà cũng khó...

Đồng sở hữu nhà hàng món ăn Nhật Bản có tên Ishinomaki Grill & Sake trên đường Orchard Road, bà Chen Weixin (50 tuổi), nói với tờ tin tức Shin Min Daily News rằng do thiếu người sẵn sàng làm công việc này, nên chính bà đã phải xắn tay áo vào rửa bát.

Bất lực vì không có người chịu làm, bà chủ nhà hàng phải xắn tay áo lên rửa bát, bỏ 60 triệu đồng/tháng mới thuê được nhân viên - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Bà cũng nói với Nhật báo Singapore Chinese rằng không nhân viên nào của bà muốn nhận thêm nhiệm vụ, ngay cả khi họ được trả thêm 50 đô la Singapore (tương đương 850.000 đồng) mỗi ngày.

Tờ Shin Min Daily News cho biết: "Có thể nhiều người coi rửa bát là một công việc thấp kém và không sẵn sàng làm ngay cả khi được trả nhiều tiền".

Trong 1 tháng, không người Singapore nào muốn nhận công việc rửa bát cho nhà hàng Ishinomaki Grill & Sake. Cuối cùng, bà Chen Weixin phải đưa ra mức lương 3.500 đô la Singapore một tháng thì mới tìm được một phụ nữ người Malaysia chịu làm công việc này.

Bất lực vì không có người chịu làm, bà chủ nhà hàng phải xắn tay áo lên rửa bát, bỏ 60 triệu đồng/tháng mới thuê được nhân viên - Ảnh 2.

Bà Chen Weixin cho hay, nhà hàng của bà thường dựa vào nhân lực người nước ngoài nhưng khi đại dịch Covid-19 khiến nhiều người trong số họ phải trở về nước. Ngoài ra, việc nới lỏng các quy tắc giãn cách do Covid-19 kể từ ngày 29/3 và chính sách chặt chẽ hơn về lao động nước ngoài đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng lao động ở Singapore.

Lương cao nhưng không ai muốn làm

Tờ Shin Min Daily News cũng đưa tin, một số nhà hàng đã phải đưa ra mức lương lên tới 4.000 đô la Singapore/tháng (gần 68 triệu đồng) để thuê nhân viên rửa bát và 3.000 đô la Singapore tiền thưởng để thu hút người đến xin việc.

Một chủ nhà hàng nói rằng ông đang đưa ra mức lương cơ bản là 2.600 đô la Singapore với tiền thưởng là 2.000 đô la Singapore khi tuyển dụng thành công.

"Chúng tôi cũng cung cấp khoản thưởng hiệu suất lên đến 1.000 đô la Singapore/tháng, nhưng ngay cả như thế thì chúng tôi vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên", ông chủ này cho biết.

Lambert Chen, đồng chủ sở hữu nhà hàng Iko Restaurant and Bar nằm trên đường Neil nói với trang AsiaOne rằng công việc này vừa đòi hỏi sự cẩn thận lại phải hoạt động chân tay nhiều, vất vả. Đó là lý do tại sao "rất ít người Singapore chấp nhận làm".

Bất lực vì không có người chịu làm, bà chủ nhà hàng phải xắn tay áo lên rửa bát, bỏ 60 triệu đồng/tháng mới thuê được nhân viên - Ảnh 3.

Ông Andrew Tjoe, Giám đốc điều hành của Tung Lok, cho biết họ đã phải thuê một công ty vệ sinh để giải quyết vấn đề này, trả cho họ từ 3.800 đến 4.000 đô la Singapore cho mỗi nhân viên.

Bà Chen Weixin cho biết bà được một công ty vệ sinh báo giá 4.900 đô la Singapore cho một người dọn dẹp. Con số này tương đương với lương của một người quản lý.

Do quy mô nhà hàng, bà Chen phải thuê tới 3 người. "Điều này có nghĩa là chúng tôi phải bỏ ra gần 15.000 đô la Singapore/tháng (254 triệu đồng) chỉ riêng cho việc rửa chén bát", bà nói.

Thách thức thuê người rửa bát này không phải là mới trong ngành nhà hàng ở đây khi mà hồi năm 2012, nhà hàng Sakae Sushi cho biết họ đang gặp khó khăn khi thuê máy rửa bát ngay cả với lời đề nghị 3.000 đô la Singapore.

Tháng trước, một nhà hàng đồ ăn Malaysia ở Melbourne, Australia đã phải đưa ra mức lương 5.500 đô la Úc/tháng cho một đầu bếp chuyên lật món roti canai (địa phương gọi là roti prata).

Nguồn: Asia One, The Star

Chia sẻ