Bánh gai Tứ Trụ

Theo Lao Động,
Chia sẻ

Những chiếc bánh gai được làm bởi bàn tay khéo léo của người Tứ Trụ đang hiện diện khắp mọi miền đất nước như một thứ quà quê dân dã, góp một hương vị vào ngày Tết của người Việt.

Nằm bên hạ lưu sông Chu, làng nghề làm bánh gai của người dân Tứ Trụ (huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa) có từ khi nào chẳng người già nào còn nhớ nữa. Chỉ biết để làm ra chiếc bánh gai thơm ngon lừng danh thì chỉ có thứ gạo nếp, hạt đỗ xanh được vun bồi bởi phù sa sông Chu mới tạo nên một hương vị đặc biệt như vậy. được công nhận là một đặc sản xứ Thanh, người dân Tứ Trụ gửi gắm cả một quan niệm sống, một nhân sinh quan đến người thưởng thức.

Bánh gai Tứ Trụ - Ảnh 1.

Từ tháng 11 (Âm lịch) người dân Tứ Trụ đã chuẩn bị lá chuối khô, gạo nếp, đỗ xanh thơm với số lượng lớn để phục vụ thị trường Tết.

Bánh gai Tứ Trụ - Ảnh 2.

Những chiếc lạt được nhuộm đỏ dùng để buộc bánh như một lời chúc may mắn cho người thưởng thức.

Bánh gai Tứ Trụ - Ảnh 3.

Hấp bánh trong thời gian khoảng 1 tiếng, khi hấp lửa phải to đều để bánh không bị cứng hoặc nhão quá.

Bánh gai Tứ Trụ - Ảnh 4.

Nhân bánh gai được làm từ đỗ xanh trộn với cùi quả dừa già tạo nên vị thơm ngậy.

Bánh gai Tứ Trụ - Ảnh 5.

Gói bánh gai cần phải có những người phụ nữ khéo léo. Chị Nguyễn Thị Hạnh đã hơn 20 năm làm bánh gai cho biết: Gói bánh không được gói chặt hoặc lỏng quá, lá chuối khô phải có độ dày 0,3cm để khi luộc bánh chín đều và bảo quản được lâu.

Bánh gai Tứ Trụ - Ảnh 6.

Mỗi chặp bánh gai thường có 5 chiếc. Người già ở Tứ Trụ cho biết: Con số 5 theo quan niệm dân gian của người Việt bắt đầu bằng chữ sinh như muốn gửi gắm sự sinh sôi, phát triển đến người thưởng thức.

Bánh gai Tứ Trụ - Ảnh 7.

Trước kia, nghiền gạo nếp để làm bánh phải dùng cối xay bằng đá. Nhưng giờ đây, người dân Tứ Trụ đã dùng máy xay xát để nghiền gạo nếp thành bột.

Bánh gai Tứ Trụ - Ảnh 8.

Những chiếc lạt được nhuộm đỏ dùng để buộc bánh như một lời chúc may mắn cho người thưởng thức.

Chia sẻ