Bà mẹ ở Hà Nội đánh giá 2 ứng dụng đọc sách cho trẻ phổ biến nhất hiện nay: Phụ huynh tham khảo để có lựa chọn đúng cho con

Hiểu Đan ,
Chia sẻ

Hiện tại chị Thanh đang cho hai bé (sinh năm 2014 và 2019) sử dụng song song cả Raz-kids và Epic. Chị có so sánh cụ thể về hai hệ thống sách tiếng Anh đình đám này.

Cha mẹ đều biết rằng, việc bắt con trẻ ngồi xuống và đọc sách có thể là thách thức không hề nhỏ. Sức hấp dẫn của việc chơi với đồ chơi, chạy quanh sân hay thiết bị điện tử như TV và máy tính bảng luôn chiến thắng việc cầm một cuốn sách "nhàm chán".

Nếu đứa trẻ nhà bạn cũng năng động và khó ngồi yên như thế, Epic có thể là sự thay thế hoàn hảo để xây dựng sở thích đọc cho con. Thư viện sách kỹ thuật số này cung cấp các đầu sách mới và hấp dẫn cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Hơn 20 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ sử dụng Epic cho thấy sức thu hút của ứng dụng này. Với những gia đình "mọt sách", có cha mẹ đầu tư chuyện đọc sách cho con, sử dụng Epic cũng là một cách tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Chị Phương Thanh, một bà mẹ hai con ở Hà Nội cũng cho con trải nghiệm dùng Epic và vô cùng hài lòng. Chị cho rằng ở Việt Nam, app đọc Raz-kids phổ biến hơn. Tuy nhiên khi tìm hiểu kĩ hơn về Epic, chị cảm thấy Epic đúng nghĩa là một thư viện sách điện tử khổng lồ và là một nguồn tài nguyên vô tận để các bạn nhỏ có thể đọc thoải mái về bất kì chủ đề nào, khám phá được rất nhiều kiến thức thú vị.

Bà mẹ ở Hà Nội đánh giá 2 ứng dụng đọc sách cho trẻ phổ biến nhất hiện nay - Ảnh 1.

Bé Thỏ con chị Thanh được mẹ giới thiệu nhiều app học tiếng Anh hiệu quả.

Epic có gì?

Epic là một trong những ứng dụng đọc sách điện tử lớn được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và trên toàn thế giới. Số lượng sách tại Epic là hơn 40.000 cuốn. Epic báo cáo rằng 94% trường học ở Hoa Kỳ sử dụng chương trình này.

Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, đáng yêu cho cả ứng dụng và trang web. Bạn có thể lọc theo lứa tuổi; trình độ đọc; hư cấu - phi hư cấu; định dạng sách; ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Pháp... Độ tuổi khuyến nghị là từ 2 – 12 tuổi (trình độ bản ngữ). Như vậy, Epic sẽ có cả những cuốn sách truyện phù hợp với trình độ người lớn tại Việt Nam.

Bà mẹ ở Hà Nội đánh giá 2 ứng dụng đọc sách cho trẻ phổ biến nhất hiện nay - Ảnh 2.

Có sẵn nhiều loại sách, điều đó có nghĩa là con bạn sẽ không bao giờ cảm thấy buồn chán vì luôn có sự mới lạ. Sách Read-to-Me (Tạm dịch: Đọc cho tôi) là một cách tuyệt vời để giới thiệu các kỹ năng đọc sớm cho trẻ chưa biết đọc hoặc đang học mẫu giáo. Sách cung cấp hình ảnh minh họa hấp dẫn đi kèm với văn bản. Trẻ lớn hơn sẽ thích đọc sách theo chương khi kỹ năng đọc phát triển.

Epic cũng giúp bạn dễ dàng xây dựng các bộ sưu tập sách phù hợp sở thích để thu hút sự quan tâm cụ thể của con. Chẳng hạn một chủ đề về khủng long hay sách của một tác giả cụ thể mà con yêu mến.

Thư viện ảo của Epic bao gồm các video có thể bổ sung cho việc đọc. Những video được lựa chọn cẩn thận đến từ các nguồn Encyclopedia Britannica, Smithsonian, Blue Wonders và Animal Wonders. Trẻ em có thể tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau, xây dựng kỹ năng nấu ăn, tìm hiểu về khoa học,... Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với việc con mình năn nỉ để được xem YouTube, thì các video Epic là một giải pháp thay thế mang tính giáo dục và an toàn.

So sánh giữa Raz-kids và Epic

Hiện tại chị Thanh đang cho hai bé (2014 và 2019) sử dụng song song cả Raz-kids và Epic. Chị có sự so sánh như sau:

1. Khác biệt cốt lõi

Raz-kids chia sách theo level (cấp) đọc (có 29 level tất cả từ aa – Z2), tập trung vào việc dạy ngôn ngữ tiếng Anh cho bé, rất thích hợp cho các "early readers" (tạm dịch: Đọc sớm), tức là cho các bé mới nhập môn tiếng Anh (bắt đầu từ level aa). Vì được thiết kế với mục đích giáo dục (dạy bé học đọc) nên các quyển sách của Raz-kids không quá hấp dẫn cả về nội dung, hình thức truyện và cũng không quá phong phú về chủ đề. Ngoài ra sẽ chỉ có các truyện do Raz-kids trực tiếp thiết kế và thuộc bản quyền của Raz-kids.

Epic chia sách theo độ tuổi và sở thích. Epic có rất nhiều đầu sách thuộc nhiều chủ đề như: STEM (Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học); social – emotional learning (cảm xúc - xã hội học); fairy tales (truyện cổ tích); thậm chí có cả sách về history (lịch sử); chapter books (sách); novels (tiểu thuyết); learning videos (các video học tập),... Epic xây dựng một hệ thống thư viện sách thực thụ và khổng lồ với các quyển sách hấp dẫn cả về nội dung và hình thức và điều này sẽ khiến bé yêu thích việc đọc sách hơn. Lúc này bé sẽ dùng tiếng Anh để khám phá thế giới và cảm thụ những câu chuyện bé yêu thích, qua đó trình độ tiếng Anh sẽ phát triển một cách tự nhiên.

2. Số lượng và nội dung sách

Lượng đầu sách tại Epic là khoảng hơn 40.000 quyển (dưới dạng books (sách), audio books (sách audio) và videos) trong khi tại Raz-kids là khoảng 3.000 quyển. Ngoài ra tại Epic sẽ có nhiều chủ đề phong phú hơn và đặc biệt Epic còn có những đầu sách "kinh điển mọi thời đại" như: "Brown bear, brown bear, what do you see?" (Gấu nâu ơi, bạn thấy gì), "Good night, moon" (Chúc ngủ ngon, mặt trăng), "Diary of a wimply kid" (Nhật ký của đứa trẻ nhút nhát),... (điều mà các app đọc khác không có). Hình minh hoạ tại Epic theo chị Thanh thấy cũng dễ thương và bắt mắt hơn.

3. Một số tính năng hỗ trợ việc đọc sách

Cả Raz-kids và Epic đều có một số tính năng giúp việc đọc sách trở nên dễ dàng hơn với các bạn nhỏ như: Tra từ điển Anh – Anh với các từ mới, hightlight (bôi chỗ nổi bật) từ khi đọc, có quiz kiểm tra trình độ đọc hiểu sau mỗi quyển sách,...

Epic còn có thêm một tính năng nữa là "personalized reading", tức là sử dụng công nghệ (dựa vào những quyển sách bé đã chọn đọc trước đó) để gợi ý sách tiếp theo cho bé phù hợp cấp độ và sở thích. Bé sẽ hứng thú với việc đọc sách và chọn đọc từ quyển này sang quyển khác, ngoài ra cũng sẽ tiết kiệm thời gian hơn cho việc tìm kiếm.

Việc đọc sách của cả Raz-kids và Epic đều có thể được thực hiện cả trên điện thoại (qua app) và máy tính (qua website).

Epic có miễn phí không?

Epic hiện có 2 dạng miễn phí và trả tiền:

Phiên bản Epic miễn phí (Epic Basic) cho phép bé đọc mỗi ngày 1 cuốn truyện. Bố mẹ không cần thẻ visa để đăng ký Epic miễn phí, chỉ cần dùng gmail để sign up và cho bé đọc (khuyến khích các bố mẹ nếu chưa có app Epic thì tải về và cho bé dùng bản miễn phí).

Link đăng ký Epic và dùng bản miễn phí tại đây: https://bit.ly/3KMeYoQ

Phiên bản Epic trả tiền (Epic Unlimited), bé sẽ đọc thoải mái và không bị giới hạn lượng sách và tài nguyên được khai thác. Giá là 6.67$/tháng chia được cho 4 tài khoản, tính ra là khoảng 40 ngàn đồng/tháng. Theo chị Thanh, bố mẹ nên dùng thử bản Basic miễn phí trước nếu ổn hãy cân nhắc mua bản trả tiền.

"Theo ý kiến cá nhân của mình, các bố mẹ có con nhỏ cỡ level C đổ xuống của Raz-kids hãy cứ cho con học Raz-kids cộng với việc đọc miễn phí mỗi ngày một quyển sách với Epic (sách truyện ở Epic có cốt truyện, hình ảnh minh hoạ đẹp và cách thể hiện sống động hơn nên các bé sẽ thích hơn so với Raz-kids).

Khi nào trình độ đọc của con tốt hơn, con yêu thích sách hơn có thể nâng cấp lên bản Unlimited của Epic để dùng song song hoặc thậm chí không cần dùng Raz-kids mà chuyển sang dùng hẳn Epic để các con có nhiều lựa chọn sách phong phú hơn, phát triển toàn diện hơn", chị Thanh gợi ý.

Bà mẹ ở Hà Nội đánh giá 2 ứng dụng đọc sách cho trẻ phổ biến nhất hiện nay - Ảnh 3.

Epic không dành cho ai?

Thư viện sách kỹ thuật số không dành cho tất cả mọi người và một số gia đình có thể không thấy Epic phù hợp với họ. Nếu con bạn thích đọc theo cách truyền thống, với một cuốn sách trên tay, thì Epic không thể cung cấp trải nghiệm tương tự.

Tương tự như vậy, những đứa trẻ gặp khó khăn với công nghệ hoặc không hứng thú sẽ gặp khó khăn với Epic. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc giới thiệu con với thư viện số này có thể giúp con vượt qua khó khăn về công nghệ và nâng cao kỹ năng của mình.

Nhược điểm của Epic

Trình độ đọc chỉ đến 12 tuổi

Video có thể khiến một số trẻ mất tập trung

Khó hạn chế nội dung giữa các nhóm tuổi

Một số người dùng cho biết sự cố khi hủy đăng ký

Trẻ em có thể cần một số giám sát của cha mẹ khi mới bắt đầu

Chia sẻ