Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar

Imacho - Thiết kế: Hồng Anh,
Chia sẻ

Ít ai biết được đằng sau cuộc đời làm chính trị đáng ngưỡng mộ của bà Suu Kyi là cả một sự hy sinh to lớn tình cảm gia đình của chính mình.

Aung San Suu Kyi sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm chính trị ở Myanmar khi bố bà là tướng Aung San, người có công lớn trong phong trào đấu tranh mang lại hòa bình cho đất nước, và mẹ là bà Khin Kyi, nhân vật có tiếng nói trong giới chính trị. Không có gì khó hiểu khi lớn lên, bà nối nghiệp bố mẹ, trở thành một trong những người phụ nữ vĩ đại nhất lịch sử Myanmar. Có điều ít ai biết được đằng sau cuộc đời làm chính trị của Suu Kyi là cả một sự hy sinh to lớn về tình cảm gia đình.

Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar - Ảnh 1.

Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar - Ảnh 2.

Từ năm 19 tuổi, Suu Kyi được mẹ gửi sang Anh theo học ngành triết, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford. Tại đây, bà đã gặp được một nửa của đời mình - ông Michael Aris, mở ra một câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng cũng đầy bi thương.

Ngay từ lần đầu chạm mặt, Michael đã bị cô gái mang đậm nét đẹp Á Đông, dịu dàng trong bộ trang phục truyền thống Myanmar, hút hồn. Cặp đôi yêu nhau trong suốt 4 năm trước khi bà Suu Kyi gật đầu nhận lời cầu hôn của bạn trai trên đỉnh núi tuyết ở Bhutan - vùng đất hạnh phúc nhất thế giới vào năm 1972.

Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar - Ảnh 3.

Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar - Ảnh 4.

Chìm đắm trong niềm hạnh phúc là thế nhưng Suu Kyi chưa bao giờ cho phép bản thân quên đi cội nguồn và tình hình loạn lạc tại quê nhà. Vậy nên trước khi đồng ý kết hôn, bà đã đưa ra giao ước với chồng, rằng: "Nếu lỡ một mai dân tộc cần em, mong anh hãy cho phép em được làm tròn nhiệm vụ của mình". Lý tưởng sống cao đẹp của người con gái trước mặt khiến Michael không thể từ chối, ông lập tức chấp nhận.

Năm 1973 và 1977, 2 đứa con của Michael và Suu Kyi lần lượt chào đời. 16 năm tiếp theo có lẽ lời khoảng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời của Suu Kyi khi bà được tận hưởng cuộc hôn nhân viên mãn, ngày ngày được làm tròn bổn phận của một người vợ, chăm lo cho chồng con từ miếng ăn đến giấc ngủ.

Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar - Ảnh 5.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, một buổi tối khi đang chồng cùng ngồi đọc sách ở phòng khách, Suu Kyi bất ngờ nhận được cú điện thoại báo tin mẹ bà bị đột quỵ. Không kịp suy nghĩ, bà đặt vé trở về Myanmar và không bao giờ ngờ được đây là chuyến đi định mệnh làm thay đổi cả cuộc đời mình về sau.

Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar - Ảnh 6.

Thời điểm đó, Myanmar nổ ra cuộc chính biến nghiêm trọng. Lúc này, Suu Kyi rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan khi bị bắt buộc phải đưa ra lựa chọn giữa Tổ quốc và gia đình. Tình yêu dành cho người dân Myanmar đã thôi thúc Suu Kyi tạm gác lại chuyện riêng để phụng sự quê hương.

Bất chấp có những đêm bà thao thức vì nhớ chồng và tự hỏi sẽ ra sao nếu như các con cần bà. Nhưng Suu Kyi biết, bà không thể làm ngơ trước tình hình hiện tại của đất nước. Khi trở về Myanmar, bà thành lập Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ tiến hành biểu tình và thực hiện các cuộc đảo chính bắt đầu từ tháng 9/1988.

Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar - Ảnh 7.

Ở nước Anh xa xôi, ông Michael tôn trọng quyết định của vợ vì một khi đã chọn yêu người phụ nữ mang sứ mệnh bảo vệ đất nước, ông biết mình phải chấp nhận tất cả, bao gồm tình huống xấu nhất. Ông Michael hết mực ủng hộ việc làm của bà Suu Kyi bằng cách phát động chiến dịch giúp bà trở thành biểu tượng quốc tế.

Ông tỉ mẫn treo hình vợ khắp nhà, nhất là bức chân dung khổng lồ của bà Suu Kyi ngay phía trên đầu giường để phần nào vơi đi nỗi nhớ nhung. Nhờ vậy mà tuy ở xa nhưng vợ chồng bà Suu Kyi lúc nào cũng như gần kề nhau khi 2 tâm hồn hòa làm 1, đứng chung chiến tuyến để đấu tranh cho lý tưởng vĩ đại.

Năm 1989, Suu Kyi bị quản thúc tại gia do vướng phải cáo buộc liên quan đến quân đội Myanmar. Giai đoạn từ năm 1989 tới 2010, bà bị giam lỏng gần 15 năm. Năm 1995, ông Michael bất ngờ nhận được cuộc gọi từ Đại sứ quán Anh hay tin vợ ông được tại ngoại. Giáng sinh năm đó là lần cuối cùng gia đình bà Suu Kyi được tụ họp đông đủ trước khi ông Michael bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 1998.

Sau khi thông báo cho vợ tin dữ, ông Michael tức tốc đặt vé bang sang Myanmar để nói lời từ biệt cuối cùng nhưng thời điểm đó, chính phủ nước này lại không chấp nhận cấp visa. Câu chuyện 30 lần bị từ chối cấp visa của ông Michael làm lay động cả thế giới, Giáo hoàng John Paul II và Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng lên tiếng giúp đỡ nhưng vẫn thất bại.

Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar - Ảnh 8.

Khi đó, quân đội Myanmar đưa ra 2 sự lựa chọn cho Suu Kyi, 1 là ở lại, 2 là quay về Anh và mãi mãi bị trục xuất khỏi quê hương. Lần này, không để bà Suu Kyi đắn đo, chính ông Michael lại thay vợ đưa ra quyết định. Trong cú điện thoại cuối cùng, ông khuyên vợ nên tiếp tục công việc, hoàn thành sứ mệnh cao cả và cấp bách đối với đất nước. Sau đó, Suu Kyi làm điều cuối cùng mình có thể làm cho chồng. Bà chọn một chiếc váy ông Michael yêu thích nhất, cài một bông hồng lên tóc và đi đến Đại sứ quán Anh để quay đoạn phim từ biệt chồng, nói rằng chính tình yêu của ông là điểm tựa tinh thần giúp bà vượt qua mọi thử thách cuộc đời. Thước phim này được chuyển đến Anh nhưng đáng tiếc ông Michael lại không bao giờ được xem vì đã sớm qua đời trước đó 2 ngày.

Aung San Suu Kyi: Bà nội trợ chấp nhận bỏ lại chồng con nơi đất khách để trở thành người phụ nữ quyền lực của Myanmar - Ảnh 9.

Gạt đi nước mắt và tạm quên nỗi đau mất chồng, bà Suu Kyi tiếp tục sự nghiệp chính trị trước khi trở thành biểu tượng của phong trào đấu tranh vì dân chủ ở Myanmar. Sau này, bà được người dân yêu mến gọi là "đóa hồng dân chủ" hay "ngọn hải đăng của niềm hi vọng". Năm 2011, câu chuyện cuộc đời của bà Suu Kyi được tái hiện trong bộ phim The Lady, một lần nữa tôn vinh người phụ nữ vĩ đại vì nước quên mình.

Bà Suu Kyi đã chấp nhận hy sinh hạnh phúc của bản thân mình, thậm chí không có cơ hội gặp chồng lần cuối trước khi ông qua đời, để toàn tâm toàn ý phụng sự đất nước. Tinh thần vì nước quên thân của bà được toàn thể người dân Myanmar ghi nhận và tôn vinh.

Chia sẻ