Dinh dưỡng cho trẻ học bán trú

,
Chia sẻ

Ngày nay, ở cấp tiểu học, đa phần trẻ được đưa đến các trường học bán trú. Xa con cả ngày, một trong những băn khoăn xuất hiện trong lòng người mẹ là chế độ dinh dưỡng của con.

Có đến một ngàn không trăm lẻ một câu hỏi của các bà mẹ xoay quanh vấn đề này. Nào là bữa ăn ở trường của bé có được đảm bảo dinh dưỡng không, khi về nhà cần bổ sung khẩu phần ăn như thế nào cho hợp lý …

Theo bà Lê Thị Kim Quý, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, thông thường khẩu phần ăn ở trường được tính toán để có thể cung cấp cho trẻ đủ năng lượng trong thời gian ở trường. Tuy nhiên vì thực đơn được tính tóan trên nhu cầu chung nên riêng cho mỗi em với những nhu cầu riêng khác nhau thì chưa được chính xác. Chưa kể có trẻ không hợp khẩu vị nên đã không ăn hết suất ăn của mình, có trẻ khác lại ăn thêm phần ăn bạn nhường cho nữa. Vì vậy phụ huynh cần tham khảo kỹ giờ ăn và các khẩu phần ăn ở trường để có thể linh động bổ sung cho phù hợp.

Có một bảng định lượng cụ thể nhu cầu về các lọai thực phẩm cho một ngày ở lứa tuổi tiểu học mà các bà mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, bảng định lượng này chỉ ở mức độ tương đối, số lượng thực phẩm cụ thể phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa của từng đứa trẻ. Bên cạnh đó mẹ cần lưu ý  điều chỉnh thêm nếu con thừa cân hay thiếu cân. Không phải những đứa trẻ cùng tuổi là ăn như nhau . Mẹ có thể linh động thay thế các nguồn thực phẩm giúp con ngon miệng, đa dạng dưỡng chất , ví dụ cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ... Nếu ǎn các loại bánh, bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo hay nếu không uống đủ lượng sữa có thể thay thế bằng sữa chua, phô mai…..

Nắm được thực đơn ở trường là điều các bà mẹ nên làm. Căn cứ vào đây, mẹ có thể tính toán để cung cấp thực phẩm còn thiếu cho trẻ trong thời gian ở nhà hoặc đem thêm đến trường sao cho phù hợp với khẩu phần ở trường và phù hợp với nhu cầu của từng đứa trẻ.

Tên thực phẩm

Trẻ 6 - 9 tuổi

10 - 12 tuổi

 1. Gạo

220 - 250g

300- 350g

 2. Thịt

50g

70g

 3. Cá(tôm)

100g

150g

 4. Đậu phụ

100g

150g

 5. Trứng

1/2 quả

1quả

 6. Dầu(mỡ)

20g

25g

 7. Sữa

400 - 500ml

400 - 500ml

 8. Đường

10 - 15g

15 - 20 g

 9. Rau xanh

250 - 300g

300 - 500g

 10.Quả chín

150 - 200g

200 - 300g

Một trong những điều cần lưu ý nhất nhưng lại nằm ngoài sự lo ngại của nhiều bà mẹ là bữa ăn sáng của con. Bác sĩ Quý cho biết, thông thường, ở trường bán trú trẻ không có suất ăn sáng. Trẻ lại đi học sớm nên nhiều người chỉ kịp cho con uống sữa trước khi đến trường. Trong khi  bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Dinh dưỡng trong bữa ăn sáng cung cấp năng lượng cho hoạt động não bộ, giúp trẻ học tốt, nhớ lâu, tiếp thu bài giảng được tốt hơn. Một bữa ăn sáng tốt là phải có chất bột đường, chất đạm, béo và nhóm rau, trái cây và năng lượng chiếm khoảng ¼ - 1/3 khẩu phần ăn của cả ngày. 

Nhiều gia đình có quan niệm cho con ăn bù vào bữa tối. Điều này tùy thuộc vào từng đứa trẻ. Nếu khẩu phần ăn trong ngày còn thiếu nhiều và trẻ đứng cân hay chậm tăng chiều cao mà không thể cho trẻ ăn thêm ở trường thì giải pháp này là cần thiết. Nếu thấy khẩu phần trong trường đã đủ thì chỉ cần ăn vừa đủ cho nhu cầu của trẻ trong bữa tối. Việc ăn bù vào bữa ăn tối quá nhiều và kéo dài cũng dễ dẫn đến nguy cơ béo phì.
 
 
 
 
Theo SSM
Chia sẻ