5 điều cần hạn chế khi ăn lẩu mùa đông

,
Chia sẻ

Lẩu là món ăn được nhiều người yêu thích vào mùa đông, nhưng ăn như thếnào mới không hại đến sức khoẻ? Dưới đây là 6 điều bạn cần biết để tránh được những phiền phức mà món lẩu mang đến cho sức khoẻ.

Ăn ít những đồ ăn có hàm lượng purin cao: Bệnh tê thấp có thể nặng thêm theo số lần bạn ăn lẩu. Điều này có liên quan đến hàm lượng purin quá cao có trong những thực phẩm như hải sản, nội tạng động vật. Purin có thể hoà tan vào trong nước dùng, vì thế quan niệm không ăn thịt chỉ dùng canh sẽ tốt hơn là sai lầm.

Ăn ít đồ nóng: Nhiệt độ của nước lẩu thường cao hơn 120 độ, nếu vừa nhấc thức ăn ra khỏi nồi mà dùng luôn sẽ dễ làm tổn thương khôgn miệng, thực quản và loét dạ dày. Đặc biệt những người bị nhiệt miệng rất dễ bị tái phát.

Ăn ít đồ ăn tái: Trong những đồ ăn tươi bày trên bàn lẩu sẽ chứa rất nhiều ký sinh trùng và vi sinh vật gây bệnh. Nếu chưa nhúng chín đã dùng sẽ rất dễ tạo điều kiện cho những chất có hại xâm nhập vào cơ thể.

Người bệnh nên hạn chế ăn lẩu: Tôm rán, thịt chứa rất nhiều dầu mỡ, những bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ nên ăn ít. Trong nước dùng lẩu chứa hàm lượng muối rất lón, những bệnh nhân mắc bệnh thậnm cao huyết áp nên hạn chế dùng; Những gia vị như ớt, tương ớt có tính cay kích thích những bệnh nhân mắc cá bệnh về dạ dày không nên dùng.

Hạn chế dùng nước lẩu đễ đun quá lâu: Ăn lẩu phải ăn từ sớm, nếu không do đun quá lâu những chất thừa có hại như nitrite có trong canh sẽ rất nhiều, ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Thanh Nga
Theo bbs.chinasq
Chia sẻ