7 nguyên nhân dẫn đến chuột rút không phải ai cũng ngờ đến

NKM,
Chia sẻ

Chứng chuột rút nhiều khi khiến bạn không thở được và tuyệt vọng. Nhưng nếu biết được những lý do gây ra chuột rút để đề phòng thì bạn sẽ vượt qua nó dễ dàng.

"Chứng chuột rút phổ biến và khiến nhiều người khổ sở ở bất cứ thời điểm nào" - Niket Sonpal, phó giáo sư tại trường Y khoa Osteopathic Touro, New York cho hay. Thông thường, đến kỳ "đèn đỏ", chị em dễ bị chuột rút, nhưng cũng có một số lý do khác cũng có thể gây ra hội chứng này bất cứ lúc nào.

Một điều cần lưu ý là chuột rút khác với cơn đau nào đó. Chuột rút xuất hiện và biến mất nhưng cơn đau thì vẫn có thể kéo dài. Nếu bạn cảm thấy đau như chuột rút nhưng lại kéo dài thì có thể do nguyên nhân khác.

Dưới đây là 7 nguyên nhân có thể dẫn đến chuột rút mà bạn ít ngờ đến:

7 nguyên nhân dẫn đến chuột rút không phải ai cũng ngờ đến - Ảnh 1.

Hội chứng co thắt ruột kết

"Hầu hết những người bị hội chứng co thắt ruột kết đều không biết rằng các dấu hiệu và triệu chứng của họ tệ hơn hoặc thường xuyên hơn trong giai đoạn căng thẳng" - Sonpal nói. Nguyên nhân chính xác chưa được biết, nhưng các chuyên gia cho rằng hormone căng thẳng có thể làm cho ruột dễ bị kích thích, dẫn đến hội chứng co thắt ruột.

"Điều này dẫn đến chuột rút ở ruột. Trên thực tế, hội chứng co thắt ruột kết thường được gọi là "trĩ co giãn"- Sonpal bổ sung thêm.

Căng cơ

Theo ông heo Sonpal , không phải tất cả triệu chứng chuột rút và đau bụng đều do co thắt ở ruột. Đôi khi nó đơn giản là do cơ bụng căng ra. Điều này có thể là kết quả của các bài tập di chuyển hoặc thậm chí từ việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Một chấn thương như thế này sẽ để lại cảm giác đau và chuột rút. Nghỉ ngơi, uống nước có thể giúp ích trong trường hợp này.

7 nguyên nhân dẫn đến chuột rút không phải ai cũng ngờ đến - Ảnh 2.

Táo bón

Táo bón dẫn đến những cơn đau ở nhiều vùng khác nhau của đại tràng - Sonpal cho biết. Trên thực tế, cơn đau liên tục di chuyển đẩy phân dần về phía trước. Nếu phải mất nhiều sức ép để di chuyển phân, ruột kết sưng và gây chuột rút. Sonpal cho biết thêm uống thêm nước và bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống có thể tránh táo bón.

Bệnh viêm đại tràng

Đây là tình trạng tự miễn dịch, trong đó các kháng thể tấn công đường tiêu hóa và gây loét, tiêu chảy (có máu và không có máu) và chuột rút - Sonpal cho hay. Bệnh mãn tính này phải được điều trị tích cực (chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh) thì mới thuyên giảm được. Bác sỹ có thể giúp xem có cần xét nghiệm máu, nội soi đại tràng hay làm xét nghiệm tổng thể hay không.

Rụng trứng

Đau bụng dưới liên quan đến rụng trứng xảy ra khoảng 14 ngày trước kỳ kinh nguyệt. Mary J. Minkin, một bác sỹ chuyên khoa, giáo sư lâm sàng tại Đại học California cho biết, khi bạn rụng trứng, cơ thể có thể phóng thích một ít prostaglandin (tiền liệt tuyến tố), có thể dẫn đến sự co lại của cơ trơn của tử cung và ruột. Đây cũng là lý do tại sao một số phụ nữ bị chuột rút và tiêu chảy khi đến kỳ đèn đỏ.

7 nguyên nhân dẫn đến chuột rút không phải ai cũng ngờ đến - Ảnh 3.

Thuốc tránh thai sẽ làm giảm chuột rútchuột rút vì chúng làm cho bạn sản xuất ít prostaglandin ít hơn - Minkin nói. Một lựa chọn khác là dùng thuốc chống viêm, làm tắc nghẽn việc sản sinh prostaglandin.

Đầy hơi

Một trong những lý do phổ biến nhất gây ra chứng chuột rút là do đầy hơi, có thể là do sự phát triển của vi khuẩn hoặc đơn giản là do khí trong cơ thể không thoát ra ngoài được.

Mặc dù xì hơi có thể gây ra một chút xấu hổ, nhưng rất phổ biến và bình thường. Nếu cố giữ nó trong người, nó sẽ làm dãn đại tràng, gây nguy hiểm cho cơ thể.

Viêm túi thừa trong ruột già

Bác sĩ Minkin nói: "Nhiều phụ nữ cảm thấy đau ở vùng bụng và nghĩ do bệnh phụ khoa nhưng thực tế có thể là bệnh liên quan đến ruột. Nhiều phụ nữ bị viêm túi thừa bị đau bụng và chuột rút. Viêm túi này trong lớp tiêu hóa dẫn đến căng cứng bụng, sốt và buồn nôn. Trường hợp nhẹ có thể được điều trị, nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn ít và uống kháng sinh. Tuy nhiên, viêm túi thừa nghiêm trọng hoặc tái phát thì cần phải phẫu thuật.

(Nguồn: Women)

Chia sẻ