7 hiểu lầm phổ biến của chị em về chu kỳ "đèn đỏ"

Lê Nhi - Theo Medica,
Chia sẻ

Vẫn có rất nhiều những hiểu lầm của chị em về chính chu kỳ hàng tháng của mình. Là phụ nữ, bạn hãy check lại để hiểu đúng nhé!

1. Đèn đỏ làm cho cơ thể trở nên yếu ớt hơn?

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, lượng kinh nguyệt của mỗi phụ nữ chỉ khoảng 150 ml, tương đương với khoảng 4-6 muỗng.

Vì vậy, những chị em không nên quá lo lắng khi cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt hơn chỉ vì có kinh nguyệt. Ngược lại, cơ thể bạn trở nên yếu ớt do rất nhiều nguyên nhân đấy.


2. Có đèn đỏ có nghĩa là bạn bị bệnh?

Sự thực đèn đỏ là một hiện tượng hàng tháng tự nhiên của mỗi người phụ nữ. Vì thế, có đèn đỏ đều đặn mỗi tháng có nghĩa là phụ nữ đó đang  khỏe mạnh và hệ thống sinh sản của phụ nữ đó hoạt động bình thường.

3. Bạn muốn có máu nguyệt san mịn, chỉ cần uống  nhiều nước ngọt?

Nhiều người tin rằng để làm mịn máu chu kỳ nguyệt san, bạn chỉ cần uống nước ngọt càng nhiều càng tốt. Và nước ngọt cũng có thể làm giảm đau bụng trong chu kỳ.

Tuy nhiên, trên thực tế không có nghiên cứu khẳng định tính đúng đắn của vấn đề này. Đau bụng trong thời kỳ  kinh nguyệt và máu nguyệt san mịn hay không là do ảnh hưởng của hormone và các yếu tố tâm lý của người phụ nữ.


4. Sử dụng băng vệ sinh trong thời gian nguyệt san có thể gây vô sinh?

Trong thực tế, đây là một phương pháp giúp giữ gìn nguyệt san sạch sẽ và để cô bé của chị em không ẩm ướt những ngày này. Về cơ bản, băng vệ sinh cho phụ nữ là phụ kiện vệ sinh lành mạnh ngày đèn đỏ, nhưng có một số phụ nữ lại bị dị ứng và kích thích do băng vệ sinh. Điều này là do sự nhạy cảm của mỗi bộ phận sinh dục khác nhau.

Vì vậy, chị em nên thay đổi băng vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên càng nhiều càng tốt (tốt nhất là mỗi 4 giờ/ lần), đặc biệt là khi chị em bị chảy máu quá nhiều sau khi đèn đỏ.

5. Khi bị nguyệt san, không nên đi bơi?

Trong quá trình sử dụng băng vệ sinh cho ngày đèn đỏ thì đúng là bạn không nên đi bơi lội vì dễ dẫn tới viêm nhiễm. Song nếu bạn sử dụng tampon, bạn vẫn có thể bơi lội thoải mái. 


6. Thời kỳ đèn đỏ thường mất một tuần?

Tất nhiên, ý kiến này không đúng. Mỗi người phụ nữ sẽ có một khoảng thời gian đèn đỏ khác nhau và số ngày bị không phải luôn luôn là 7 ngày. Thực tế, vẫn có những phụ nữ có thời gian hành kinh 3-5 ngày vẫn được xem là bình thường.

7. Không uống nước đá /nước lạnh trong thời gian kinh nguyệt?

Nước lạnh không có bất kỳ tác động đến kinh nguyệt của bạn. Đặc biệt chúng không là hiệu ứng cản trở dòng chảy của máu nguyệt san.


Vì thế, miễn là bạn không bị đau họng hoặc đầy hơi, thì bạn vẫn có thể uống nước đá lạnh trong ngày đèn đỏ của mình.
Chia sẻ