6 bệnh phổ biến cần tránh cho đôi bàn chân

Trang Thu - Theo Life,
Chia sẻ

Chị em có thể giật mình khi nghe được lời nhận xét: “chân xấu xí thế”, hoặc lịch sự hơn thì là "chân trông già hơn tuổi thật". Bạn nên lắng nghe để hiểu hơn về đôi chân của mình.

Ngón chân bị sưng

Sưng ngón chân khi đi giày có thể là do di truyền. Những người gặp vấn đề bị đau các khớp ngón chân do đi giày thường có liên quan đến những nấm mốc trú ngụ trong giày.
 
- Giải pháp: Bạn không nên đi những đôi giày cao gót bó quá chặt ở các ngón chân. Những đôi giày đế phẳng với chiều cao 3-4 cm sẽ là thích hợp hơn cả. Khi thử giày, nếu thấy lỏng lẻo, bạn nên sử dụng một miếng đệm bằng bông mềm. Trong trường hợp đau ở ngón tay cái và ngón bên cạnh thì nên đặt một miếng bông giữa chúng. Sau một ngày làm việc, hãy massage chân để cho lưu thông máu.

Mồ hôi chân

Giày dép của những thương hiệu nổi tiếng thì không cần phải “bàn”, nhưng nếu không đủ khả năng kinh tế, bạn vẫn có thể chọn cho mình những đôi giày thoáng khí, khi đi sẽ không bị bí và làm ra mồ hôi chân. Bạn có thể rắc một chút bột dưới đế giày và dùng bột đó để massage chân sẽ làm giảm mồ hôi chân hơn so với trước đó.
 
Đau do viêm dây thần kinh ở chân

Nếu bạn đang đi một đôi giày da chật, cứng, bàn chân bạn có thể bị sưng, đau đớn tại nhiều điểm như thể bạn đang bị nghiền vào vật sắc nhọn. Khi bàn chân bị bó, các ngón chân bị ép chặt, thì dây thần kinh của ngón chân trở nên căng ra.

- Giải pháp: Những đôi giày đế thấp sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Nếu bạn có thể bị đau nhức nhẹ nhàng thì có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên nếu để lâu dài dễ dẫn đến nhiễm trùng và nguy hiểm hơn.
 

Đau dưới gan bàn chân
 
Lúc đầu, bạn có thể bị đau ở gót chân khi bước đi, nhưng sau đó cơn đau sẽ lan dần ra khắp gan bàn chân. Đây có thể là do gai được hình thành trong xương gót chân, gây đau nhức. Hiện tượng này thường gặp ở những người thừa cân.

- Giải pháp: Nên tránh những đôi giày bằng da cứng nhưng lại có đê quá mềm. Và nếu được thì tốt hơn hãy luyện tập để giảm cân. Trong trường hợp đau nhức ở gót chân bị nghiêm trọng bạn nên đến gặp bác sĩ vì rất có thể đó là do bị nhiễm trùng.
 
Đau ở gót chân, mạch máu kéo dài, gân lộ

Các triệu chứng thường gặp là đau ở gót chân hoặc gân và các mạch máu nối quanh mắt cá chân. Nguyên nhân có thể đến từ đôi giày cao gót hoặc giày chật.

- Giải pháp: Bạn nên chọn giày có gót mềm, độ cao chỉ 2-3 cm hoặc giày hở gót để cho gót chân thoáng mát. Ngoài ra, bạn cũng nên massage và dùng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Da chân bị chai và thô
 
Mang giày không phù hợp vô tình có thể gây ra tình trạng chân bị chai. Đi giày chật, đế cứng lâu ngày thậm chí còn làm cho mức độ chai lan rộng khắp cả bàn chân. Kể cả những đôi giày rộng hơn chân cũng là thủ phạm, bởi khi đi giày rộng, chân bạn phải bám vào giày để giữ cân bằng.
 
- Giải pháp: Bạn nên thay đổi sang giày đế mềm mỏng. Hàng ngày nên ngâm chân vào nước ấm, và dùng đá kì hoặc đá bột để chà xát, massage chân. Không nên chà xát quá rộng khắp chân hoặc dùng dùng dao để cắt bỏ những vết chai, vì như vậy rất dễ gây nhiễm trùng.
Chia sẻ