4 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima, nhiều người không dám trở về nhà

Vân Anh,
Chia sẻ

Ám ảnh bởi thảm họa hạt nhân, lo sợ môi trường ô nhiễm cùng khó khăn về việc làm khiến nhiều người dân vẫn do dự không trở về Fukushima sinh sống.

Emiko Fujimaki, 35 tuổi, là một trong nhiều người dân đã phải sơ tán đi sinh sống tại nơi khác sau khi thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 xảy ra tháng 3/2011.

Lo ngại về ảnh hưởng của bức xạ phát ra trong tai nạn, Fujimaki và gia đình đã tự nguyện di tản khỏi nhà cũ ở Soma, Fukushima. Năm 2012, Fujimaki chuyển đến sống tại Yaese, một thị trấn ở phía nam đảo Okinawa cùng chồng và ba người con.

Đầu năm nay, chồng Fujimaki quyết định trở về quê nhà Soma để thử kinh doanh tại đây. Còn con gái lớn của Fujimaki đã tìm được việc làm tại Okinawa, hai con trai cô cũng đã quen với cuộc sống tại đây. Fujimaki không muốn quay trở lại quê hương.

Tháng 2/2011, thảm họa hạt nhân tại Fukushima đã khiến 11.9000 người dân phải sơ tán. Trong đó, 46.000 người đã chuyển đến các địa phương khác sinh sống. Tuy nhiên, con số di tản chỉ thật sự đạt đỉnh vào đầu năm 2012. Một nửa số người chuyển ra sinh sống ở các thành phố khác chủ yếu do lo sự phóng xạ.

Cho đến nay, chính quyền Fukushima vẫn đang kêu gọi người dân trở về quê hương. Họ cho rằng, việc mọi người quay về Fukushima sinh sống sẽ tạo điều kiện xây dựng lại cơ sở hạ tầng và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, cho đến tháng 4/2014, con số này vẫn không hề khả quan.

4 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima, nhiều người không dám trở về nhà 1
Fujimaki cùng con trai hiện đang sống tại Okinawa và không có ý định trở về nhà tại Fukushima.

Theo khảo sát, 36% người dân di tản cho biết, họ chưa quyết định sẽ sống tại đâu. Trong khi đó, chỉ có 17,5% người di tản có ý muốn trở về nhà. Một thực tế cho thấy, rất nhiều người di tản đang phân vân với chính hoàn cảnh sống của họ.

Trước đó, rất nhiều người dân được sơ tán đến các quận khác tại Fukushima. Cho đến tháng 4/2014, có rất nhiều hàng hóa được chuyển đến hai quận Myakoji và Kawauchi. Nhưng nếu để quay lại khu vực tâm thảm họa, đó lại là chuyện hoàn toàn khác.

Minh chứng rõ nhất là vào tháng 5/2014, khi thị trấn Naraha tuyên bố có thể gỡ bỏ lệnh di tản khi mức độ phóng xạ giảm mạnh. Khoảng 7.500 người dân Naraha có thể trở về nhà.

Nhưng nói dễ hơn làm. Cuộc di tản đã kéo dài 3, 4 năm. Heo rừng và nhiều loài động vật hoang dã xuất hiện tại Naraha. Nhà cửa đổ nát. Khoảng 700 tòa nhà phải phá hủy hoàn toàn và 1.100 ngôi nhà khác cần được xây dựng lại. Công việc đình trệ do thiếu lao động.

Tại một cuộc họp với người dân vào cuối tháng 2, nhiều người tỏ ra bi quan về cơ hội quay về nhà.

Công việc làm sạch môi trường chưa tốt. Ngay cả khi người dân quay lại, họ cũng không có việc làm. Các điều kiện để người dân quay lại vẫn chưa đủ.

Sau vài tháng tái thiết. Số người muốn trở về quê đã tăng lên nhiều. Những ngôi nhà mới đang được xây dựng lại. Nhiều người bắt đầu dọn dẹp thị trấn để có thể sinh sống.

Trường hợp ba mẹ con Fujimaki ở trên cũng tương tự. Họ đang sống nhờ tiền trợ cấp thuê nhà của Chính phủ cùng tiền gửi hàng tháng từ chồng cô ở Fukushima. Tuy nhiên, rất có thể, đến cuối tháng 3/2016, số tiền trợ cấp từ Chính phủ sẽ bị cắt. Khi đó giá thuê nhà sẽ tăng vọt, thậm chí có thể lên mức 13.200 USD/tháng. Thật khó để đáp ứng số tiền lớn như vậy.

Gia đình có thể sẽ thuê một căn nhà giá rẻ. Nhưng để về Fukushima, điều đó thật khó.

Theo AsiaOne

Chia sẻ