35 tấn cá chết phơi bụng phủ trắng mặt hồ ở Trung Quốc, đến nhà khoa học cũng giật mình

Vân Anh,
Chia sẻ

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được lý do 35 tấn cá được nuôi trong hồ đột ngột chết nổi trắng mặt nước.

Người dân tại miền nam Trung Quốc mới đây đã chứng kiến một thảm họa lịch sử khi toàn bộ 35 tấn cá trong một hồ nước bất ngờ chết nổi lên mặt nước. 

Nơi xảy ra sự việc là hồ Hongcheng tại đảo Hải Nam, Trung Quốc. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang điều tra nguyên nhân sự cố nhưng chưa có kết quả. Các nhà khoa học hiện đưa ra giả thuyết rất có thể cá chết vì hồ nước thay đổi độ mặn đột ngột.

Tiến sĩ Lu Yongliang, hiện đang là nhà nghiên cứu tại Cục Thủy sản và Đại dương Haikou, cho rằng rất có thể số cá này có nguồn từ sông Nandu. Thủy triều lên khiến cá từ sông Nandu bị cuốn vào hồ Hongcheng. Tại đây, do độ mặn thay đổi nên số cá này chết.
 
35 tấn cá chết nổi trên mặt nước hồ Hongcheng.

Cá sống ở nước mặn không có nghĩa là có thể sống khỏe ở nước ngọt. Nước ngọt dễ xâm nhập vào cơ thể cá và làm mạch máu trong cơ thể chúng bị vỡ dẫn đến tử vong.” – Nhà nghiên cứu Lu Yongliang giải thích.

Mặc dù đã có một số báo cáo của các chuyên gia nhưng công chúng vẫn tỏ ra hoài nghi và cho rằng cá chết tại hồ Hongcheng là do ô nhiễm.

Tháng 8/2015, hàng tấn cá chết nổi trên bề mặt cảng Thiên Tân cũng gây nên sự nghi ngờ tương tự. Sau đó sự thật được công bố là do lượng chất độc xyanua trong nước cao gấp 277 lần cho phép. Số lượng xyanua đó thoát ra ngoài từ hai vụ nổ nhà máy hóa chất lớn.


Cá chết phơi bụng, trôi dạt kín bờ.

Thời điểm đó, các nhà chức trách tại Thiên Tân cũng giải thích cá chết do thay đổi độ mặn.

Chính vì thế, không khó hiểu khi người dân ở Hải Nam tỏ ra nghi ngờ báo cáo của nhà khoa học. Hiện người dân không dám ăn cá chết, tất cả đều gói lại và đem chôn.


Người dân gói cá vào túi nilon sau đó đem chôn.


Các nhà khoa học cho rằng có thể cá chết vì thay đổi độ mặn đột ngột.


Tuy nhiên, người dân không tin và cho rằng vì nước ô nhiễm nên cá chết.


Những con cá chết trắng gây lo ngại trong người dân.

Nguồn: Mashable
 
Chia sẻ