Cặp đôi nào kết hôn cũng đều mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc với những đứa trẻ khỏe mạnh xinh xắn. Thế nhưng, cuộc đời đôi khi lại đặt ra thử thách khiến hành trình tìm con trở nên gian nan, vất vả mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu.

Hạnh phúc của người phụ nữ có nhiều cung bậc: Nghẹn ngào khi nhìn que thử thai lên 2 vạch, hồi hộp cảm nhận con đang lớn lên từng ngày trong cơ thể mình và vỡ òa hạnh phúc lúc con chào đời khỏe mạnh.

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 1.

Cuộc đời đôi khi lại đặt ra thử thách khiến hành trình tìm con trở nên gian nan, vất vả mà chỉ có người trong cuộc mới biết

Không phải đứa trẻ nào cũng đến với bố mẹ một cách thuận lợi. Có những đứa trẻ được tạo ra bởi một hành trình dài vất vả, từ sự nỗ lực cố gắng của cha mẹ, gia đình, nhờ chuyên môn giỏi của các y bác sĩ. Và có một nơi mà các cặp đôi mong con trìu mến gọi là "Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những khiếm khuyết" – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 2.

Có một nơi mà các cặp đôi mong con trìu mến gọi là "Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những khiếm khuyết"

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 3.

Với nhiều người, lập gia đình, sinh và nuôi dưỡng con cái vốn là điều tất yếu và dễ dàng. Thế nhưng có nhiều cặp vợ chồng lại không được may mắn, dễ dàng khi thực hiện thiên chức ấy. Hành trình đó luôn đi kèm với nỗi buồn dai dẳng xen lẫn tự ti. Bởi họ kết hôn nhiều năm nhưng vẫn không thể sinh con. Và để được "bình thường" như nhiều cặp đôi khác, họ đã phải… đi những con đường vòng.

Vượt qua những đợt điều trị vất vả, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1995, Hải Dương) đã thành công đón bé gái đầu lòng vào tháng 4/2020. Chị Nhung nhớ lại: "Lúc được bác sĩ cho nghe tim thai em bé, mình đã khóc trên bàn. Bác sĩ bảo bây giờ chúng ta đã có được bước khởi đầu tạm ổn rồi thì phải vui chứ sao lại khóc, nhưng mà mình không cầm được nước mắt".

Năm 2022, khi con gái đầu lòng được 3 tuổi, hai vợ chồng chị Nhung quyết định trở lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để chuyển phôi trữ với mong muốn bé lớn "có chị có em cho vui cửa vui nhà".

Sau bao khó khăn vất vả, giờ đây khi được ôm 3 "thiên thần nhỏ" trong tay, vợ chồng chị Nhung nhớ lại hành trình IVF đầy khó khăn nhưng cũng lắm niềm vui, hạnh phúc mà mình đã trải qua tại bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Chị thầm cảm ơn các vị bác sĩ mát tay đã giúp chị "tìm con" thành công.

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 4.

Chị Nhung hạnh phúc bên 3 "thiên thần nhỏ" là kết quả của 2 lần IVF

Cho đến giờ, vợ chồng chị Đoàn Nguyệt Linh (sinh năm 1990, Thái Nguyên) vẫn không thể quên cuộc hành trình vừa dài, vừa khó khăn nhưng cũng đầy hạnh phúc mà mình đã vượt qua để "tìm con". Sau bao ngày mòn mỏi, niềm vui và hạnh phúc đã gõ cửa gia đình chị khi bác sĩ thông báo 2 mầm sống đã bắt đầu hình thành trong cơ thể mẹ.

"Ngày thử que lên 2 vạch, mình đi siêu âm và được bác sĩ thông báo mang thai đôi. Ngày đầu tiên nghe thấy nhịp tim thai của các con, lần đầu tiên thấy những cử động nhỏ xíu của con... là những khoảnh khắc không thể nào quên. Mỗi lần siêu âm thấy hai con lớn lên khỏe mạnh là mỗi lần vợ chồng mình thêm mong ngóng đến ngày các con chào đời để được ôm con trong vòng tay hạnh phúc", niềm hạnh phúc của người mẹ trẻ vẫn như còn nguyên vẹn khi nhớ lại.

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 5.

Mỗi lần siêu âm thấy hai con lớn lên khỏe mạnh là mỗi lần vợ chồng chị Linh mong ngóng được ôm con trong vòng tay hạnh phúc

Trường hợp của chị Trần Thị Hương (1992) quê Tuyên Quang lại là 12 năm suy sụp, không dám về quê vì "mặc cảm trước những lời bàn tán của họ hàng, làng xóm". Thế rồi, nhờ cuộc gọi định mệnh vào lúc tuyệt vọng nhất, "phép màu" đã đến với vợ chồng anh chị. Đó là khi anh chị biết mình được xét duyệt hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF tìm con trong chương trình Tuần Lễ Vàng 2020 do Bệnh viện Nam học và Hiếm Hà Nội muộn tổ chức. Chị không tin nổi những gì đang xảy ra, nó đúng như thể khi chị đang đứng ở đáy sâu của tuyệt vọng thì lại có một "cánh tay" nắm lấy, cùng đồng hành và tiếp thêm cho chị 100% động lực tìm kiếm con yêu.

Và thực sự "phép màu" đã đến từ sự yêu thương. Niềm hạnh phúc như vỡ òa khi đôi vợ chồng trẻ cầm trên tay thông báo tin vui từ bác sĩ: "Cầm trên tay kết quả xét nghiệm Beta HCG thông báo có thai mà tay em run lên vì hạnh phúc, cảm giác hạnh phúc này em tìm kiếm suốt 12 năm ròng rã mới có được. Em vô cùng biết ơn các y bác sĩ đã hỗ trợ và giúp đỡ để gia đình em tìm được con", chị Hương xúc động nhớ lại.

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 6.

Niềm hạnh phúc như vỡ òa khi vợ chồng chị Hương cầm trên tay thông báo tin vui từ bác sĩ

Đó chỉ là 3 trong số vô vàn những ca vô sinh hiếm muộn đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội điều trị thành công nhờ sự thấu hiểu, đồng hành trong suốt chặng đường "tìm con" gian nan. Bất cứ ai phải tìm đến điều trị hiếm muộn, vô sinh đều đã là không may mắn rồi. Không chỉ có "khiếm khuyết" nào đó trong cơ thể mà tâm hồn họ cũng bị tổn thương, chỉ là có ai nhìn thấy hay không mà thôi.

Và hơn ai hết, các bác sĩ tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hiểu rất rõ điều này. Họ hiểu rằng, tại đây, chỉ khi bệnh nhân coi đây là nhà, coi bác sĩ là người thân để không còn khoảng cách hay rào cản trong chuyện chia sẻ tâm tư thì mới có thêm động lực và niềm tin cho hành trình tìm con của mình. Mà muốn vậy thì phải "chữa lành được cả khiếm khuyết" trong cơ thể lẫn tâm hồn, như thế mới dễ dàng "gieo được mầm sống".

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 7.

Phương châm của các bác sĩ tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn là mang lại tiếng cười trẻ thơ tới mọi nhà

Tất cả các y bác sĩ tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn tâm niệm một mục tiêu chung là kiên trì, quyết tâm đồng hành đến cùng trong hành trình gian nan tìm con của mỗi cặp vợ chồng. Bởi "mỗi người đến đây, họ không chỉ chịu thiệt thòi, mà còn mang theo cả những tâm tư khó nói được tích tụ qua một thời gian dài. Nước mắt có, nghẹn ngào có… và dăm ba câu không thể nói hết" - BSCKI Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Không chỉ là nơi khám chữa bệnh, tới đây, những bệnh nhân với tâm tư phiền muộn còn được "chữa lành" về tâm hồn. Không có áp lực giữa bệnh nhân với bác sĩ mà chỉ còn lại sự quan tâm ấm áp như những người thân trong gia đình. Đó cũng là phương châm của những người một lòng đi tìm miếng ghép hoàn chỉnh cho các gia đình đang khuyết, mang lại tiếng cười trẻ thơ tới mọi nhà.

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 8.

Không chỉ là nơi khám chữa bệnh, tới đây, những bệnh nhân với tâm tư phiền muộn còn được "chữa lành" về tâm hồn

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 9.

Làm nghề y từ năm 2011, tình cờ đến với hiếm muộn như một cơ duyên, BS Hưởng muốn gắn bó lâu dài với lĩnh vực này vì mỗi ca bệnh điều trị thành công đều khiến anh cảm thấy hạnh phúc vô cùng!

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 10.

Chị B. sinh năm 1986 ở Điện Biên là 1 trong những ca bệnh khá ấn tượng mà BS Hưởng trực tiếp đảm nhận.

Trong suốt hơn chục năm chạy chữa, chị đã làm thụ tinh trong ống nghiệm 3-4 lần, sau những cảm xúc buồn tủi, tuyệt vọng vì mong ngóng con yêu thì cuối cùng may mắn đã mỉm cười, chị sinh được 2 bé gái khỏe mạnh.

Bác sĩ Hưởng kể lại: "Hơn chục năm đi điều trị không thể diễn tả được hết những khó khăn của bệnh nhân. Chị rất cố gắng nỗ lực trong suốt 1 hành trình dài. Các bác sĩ như chúng tôi cũng đồng hành cùng sự nỗ lực của bệnh nhân. Kì diệu là khi cặp song sinh được 2-3 tuổi thì chị B. vô tình có thai tự nhiên và sinh được 1 bé trai. Qua trường hợp này tôi luôn động viên các bệnh nhân hãy luôn lạc quan, quan trọng là phải kiên trì và có niềm tin ánh sáng sẽ có ở cuối đường hầm, nhất định con yêu sẽ về".

img
img
img

Có những đứa trẻ được tạo ra bởi một hành trình dài vất vả, từ sự nỗ lực cố gắng của cha mẹ, gia đình, nhờ chuyên môn giỏi của các y bác sĩ

Một trường hợp khác cũng từng khiến bác sĩ Hưởng và các y bác sĩ khác của viện phải trăn trở vì người bệnh đã chữa chạy khắp Bắc – Trung – Nam, chưa từng có một phương pháp nào là chưa thử làm.

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 12.

Bệnh nhân sinh năm 1988 ở Nha Trang, Khánh Hòa chưa có con do tắc vòi trứng, phải điều trị thời gian dài mới có kết quả. Chị từng làm ống nghiệm khắp nơi, lấy trứng 4 lần, chuyển phôi mười mấy lần nhưng đều thất bại.

Bác sĩ Hưởng kể: "Chị ra đây và hẹn gặp tôi vào 1 buổi chiều. Chị vừa khóc vừa nói, cho biết mình đã thử rất nhiều phương pháp ở các viện Bắc – Trung – Nam. Đã có nhiều lần chị định bỏ cuộc, xin con nuôi vì dùng quá nhiều thuốc, kích trứng quá nhiều lần. Tôi dành 2 tiếng để trao đổi với chị, muốn nghe nguyện vọng của chị. Sau cuộc chuyện trò, gỡ được khúc mắc tâm lý thì chị quyết định thử lại lần nữa. Cuối cùng, chị cũng đón được 1 bé trai rất kháu khỉnh".

img
img

Bệnh viện đã hiện thực hóa ước mơ làm cha làm mẹ cho hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn

Không chỉ chắc chắn về chuyên môn, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội còn rất tinh tế đối với tâm lý của người bệnh. Thấu hiểu những khó khăn trong chuyện tìm con, cả về bệnh lý lẫn kinh tế nên bệnh viện luôn tạo điều kiện cho những cặp đôi đến đây cảm thấy an tâm nhất có thể. Họ có an lòng, bớt lo lắng, phiền muộn thì khả năng đón được con yêu mới cao.

Đó chính là lý do mà Sảnh chờ Như ý ra đời - nơi người bệnh đến điều trị có thể nghỉ ngơi thoải mái lại đảm bảo riêng tư. Đặc biệt, đến chi tiết nhỏ bé như gam màu tươi sáng, nhẹ nhàng, tạo cảm giác lạc quan và hy vọng cũng được bệnh viện chú ý thiết kế.

img
img

Sảnh chờ Như ý ra đời như một liệu pháp động viên tâm lý cho người bệnh

Đó cũng chính là lý do mà các chương trình kết nối yêu thương như "Tuần lễ vàng" hàng năm; "Tri ân Thầy cô giáo - Gieo hạt yêu thương" dành tặng nhiều hỗ trợ đến các thầy cô hay Chương trình "Hỗ trợ Quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa" dành cho các cặp đôi hiếm muộn là Quân nhân gặp khó khăn trong chuyện con cái… được tổ chức và thắp lên hi vọng tìm con cho biết bao gia đình trong cộng đồng hiếm muộn.

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 15.

Các chương trình kết nối yêu thương cũng được thiết kế và chào đón rộng rãi

Những hành động nhỏ bé nhưng lại hết sức gần gũi, thiết thực với bệnh nhân này chính là món quà nhỏ mà bệnh viện gửi tới các cặp bố mẹ đang mong mỏi có được đứa con của chính mình với thông điệp "ai cũng xứng đáng được làm bố, làm mẹ và đây là điều hoàn toàn trong tầm tay"!

Sinh ra là những em bé xuất phát từ niềm Mong mỏi đau đáu trong nhiều năm của cha mẹ, lớn lên sẽ là những đứa trẻ Hạnh phúc bởi các bé có đầy đủ cơ hội trong cuộc sống như bất kỳ em bé nào cất tiếng khóc chào đời. Tất cả là nhờ vào sự "mát tay", tình yêu thương, sự tận tâm, nỗ lực và thấu hiểu của đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 16.

Sinh ra là những em bé xuất phát từ niềm Mong mỏi đau đáu trong nhiều năm của cha mẹ, lớn lên sẽ là những đứa trẻ Hạnh phúc vẹn tròn

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 14.

Đó chính là những lời mà hầu hết những người từng đến điều trị đã nói về Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Suốt 15 năm hoạt động và phát triển, bệnh viện đã hiện thực hóa ước mơ làm cha làm mẹ cho hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn với tỷ lệ thành công cao nhờ các phác đồ điều trị và can thiệp y khoa hiện đại.

img
img
img

Bệnh viện thành công trong điều trị nhiều ca khó liên quan đến vô sinh, hiếm muộn

Để có được những thành công và sự ghi nhận ấy là sự chia sẻ, cống hiến thầm lặng phát triển không ngừng nghỉ của các thế hệ đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện.

"Khi trực tiếp gặp gỡ và thăm khám cho bệnh nhân, chúng tôi mới thấy được sự đau khổ của họ, thấy được việc hiếm muộn ảnh hưởng thế nào tới tâm lý cũng như hạnh phúc gia đình của họ. Và một đứa con ra đời sẽ mang lại hạnh phúc như thế nào đối với họ. Đây cũng chính là động lực thôi thúc để chúng tôi không ngừng nghỉ phát triển mang đến nhiều hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hơn" - bác sĩ Hưởng tâm sự.

Và cũng vì lẽ đó, bệnh viện luôn thành công trong việc điều trị những ca khó liên quan đến vô sinh, hiếm muộn. ThS.BS Đinh Hữu Việt (Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) - người từng có nhiều kinh nghiệm trong các ca "bắt" tinh trùng của nam giới vô tinh bằng những kỹ thuật tiên tiến hàng đầu cũng đưa ra nhận định: "Hầu hết những ca mà bệnh viện điều trị đều là những ca khó, tâm lý người bệnh cũng rất bế tắc vì trước đó đã thử vô vàn cách".

img
img
img

Hầu hết những ca mà bệnh viện điều trị đều là những ca khó, tâm lý người bệnh cũng rất bế tắc vì trước đó đã thử vô vàn cách

Bác sĩ Hưởng cũng đưa ra lời khuyên sau nhiều năm kinh nghiệm: "Cái chính là bản thân người bệnh phải chủ động thăm khám sức khỏe, đúng thời điểm, không nên để quá nhiều tuổi. Nhiều người quan niệm con cái là duyên, là lộc trời cho nhưng bác sĩ phải là người cởi nút thắt.

Vấn đề tâm lý có mối liên hệ rất lớn đến quá trình điều trị. Nhiều nữ bệnh nhân cảm thấy mặc cảm, tâm trạng lo lắng, căng thẳng thậm chí là tuyệt vọng, đau đớn. Có những trường hợp lo lắng căng thẳng đến mức rối loạn trầm cảm, rối loạn tâm thần rất nguy hiểm. Vậy nên tôi luôn khuyến khích động viên người bệnh nhưng không tạo cho họ sự kì vọng quá lớn. Quan trọng nhất vẫn là sự động viên, đồng hành của người chồng, của gia đình để làm giảm áp lực cho phụ nữ".

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 20.

Năm 2022, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã chính thức trở thành một trong những đơn vị đầu tiên tại miền Bắc được Hiệp hội Sinh sản Úc (Fertility Society of Australia - FSA) trao chứng nhận quốc tế RTAC - Bộ tiêu chuẩn chất lượng uy tín quốc tế trong Hỗ trợ sinh sản.

Cùng với lợi thế là cơ sở y tế ngoài công lập đầu tiên tại Miền Bắc được Bộ Y tế cấp phép thực hiện Kỹ thuật Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON – IVF), chứng nhận RTAC là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình quan trọng, khẳng định vị thế, tầm vóc của Bệnh viện trong chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

img
img

Bệnh viện liên tục chú trọng đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại

15 năm "Ươm mầm hạnh phúc": Nơi yêu thương vun đắp mọi mầm sống, chữa lành những "khiếm khuyết" - Ảnh 22.

Suốt những năm hoạt động, viện đã tiếp đón và chữa trị cho rất nhiều ca hiếm muộn, thành công đón những thiên thần nhỏ bé ra đời. Bệnh viện liên tục chú trọng đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật; Đồng bộ và hiện đại cho các phòng khám, phòng xét nghiệm, phòng mổ, phòng Lab IVF và các khoa phòng chức năng khác. Đồng thời, nâng cao dịch vụ, đem đến sự thoải mái nhất cho người bệnh cũng là điều bệnh viện đặc biệt chú ý. Các kỹ thuật mới không thể không kể đến tại viện là kỹ thuật mổ vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE; hệ thống nuôi cấy, theo dõi phôi tự động - Timelapse; siêu âm 5D cùng nhiều dịch vụ mới…

Bằng tấm lòng và tinh thần trách nhiệm đó, có nhiều cặp đôi dù ở xa xôi, từ vùng núi đến miền Trung, Nam vẫn muốn gửi gắm hành trình tìm con tại nơi này.

Điều đặc biệt ý nghĩa ở nơi đây là luôn tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho những người không đủ khả năng chi trả viện phí với chương trình mang tên Tuần lễ vàng.

Tuần Lễ Vàng là chương trình hỗ trợ cộng đồng thường niên của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tính đến nay, đã có hàng nghìn cặp vợ chồng được nhận hỗ trợ từ chương trình. Bắt đầu từ năm 2019, Bệnh viện triển khai thêm chương trình Thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí cho các trường hợp hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên khắp cả nước nhằm hỗ trợ tối đa cho bệnh nhân.