Bác sỹ Lê Thị Hải

Trán dô – dấu hiệu bệnh còi xương

,
Chia sẻ

Trẻ còi xương có thể bị bưóu trán (trán dô), dưởu đỉnh 2 bên, hoặc bướu chẩm sau gáy.

Cháu được 10 tháng tuổi, tôi quan sát những em bé cùng tuổi với cháu thì thấy xương đầu phía trên thóp của các cháu đều nhỏ hơn, trong khi xương phía trên thóp của cháu tôi lại hơi gồ lên một chút (nhìn phía trước mặt). Nhìn xa có thể thấy rất rõ, nhìn hai bên có thể thấy xương này to hơn rõ rệt, gồ hẳn lên so với thóp và phần sau. Sự phát triển ấy có bình thường không? Tôi có nên đưa cháu đi khám không? Nếu đi kiểm tra, cháu có cần phải chụp chiếu không? Xin bác sĩ cho tôi biết thêm về sự phát triển xương sọ của trẻ nhỏ và tên gọi các loại xương vùng đầu của trẻ. (Nguyễn Thị Hà – Bắc Ninh)

Trả lời:

Theo sự mô tả của chị thì cháu đã bị còi xương, chị nên cho cháu đi khám BS để được kê thuốc điều trị nếu cần thiết BS sẽ cho cháu làm các xét nghiệm cần thiết.

Sự phát triển xương sọ của trẻ: trong năm đầu tiên xương sọ trẻ phát triển rất nhanh nên nếu bị thiếu canxi các điểm tiếp nối giữa các xương (phần sụn) sẽ bị gồ lên, thóp chậm liền, xương sọ do 4 xương tạo thành: xương trán, 2 xương đỉnh 2 bên, xương chẩm sau gáy, nếu bị còi xương cháu có thể bị bưóu trán (trán dô), dưởu đỉnh 2 bên, hoặc bướu chẩm sau gáy.
 
Bác sỹ Lê Thị Hải
Trung tâm khám dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng Quốc gia
Chia sẻ