Sự khác biệt của những đứa trẻ được giáo dục bằng phương pháp Montessori

Hải An,
Chia sẻ

Tin tưởng và khả năng nội tại không giới hạn của mỗi đứa trẻ, phương pháp Montessori tạo nên những đứa trẻ thực sự khác biệt với những đặc điểm của những đứa trẻ hạnh phúc và tự do.

Phương pháp giáo dục Montessori cơ bản được xây dựng trên những quan sát đầy suy luận khoa học của bà Maria Montessori. Bà đã bị thuyết phục rằng, trẻ thơ có một khả năng dễ dàng (như thể không cần cố gắng gì) để hấp thụ kiến thức từ môi trường xung quanh, nói cách khác là "trẻ có thể tự dạy chính mình". Vì thế, mỗi hoạt động trong lớp học Montessori, mỗi cách tiếp cận trẻ mà bà phát minh đều dựa trên căn cứ của việc bà nhận thấy trẻ có thể thực hiện một cách "tự nhiên" mà không cần có sự trợ giúp của người lớn.

Trong mô hình lớp học Montessori đầu tiên được sáng lập bởi bà Maria Montessori "Casa Dei Bambini" tại một khu phố nghèo nhất Roma (Italia) năm 1907, lúc đầu những đứa trẻ đến đây đều rất phá phách và vô kỷ luật. Nhưng điều kì diệu nhất xảy ra là sau một thời gian được thụ hưởng những lý thuyết và phương pháp dạy đầy tính nhân văn của bà Maria, chúng dần trở nên thuần tính, hợp tác với giáo viên và hiểu rõ về giá trị của bản thân mình.

Tin tưởng và khả năng nội tại không giới hạn của mỗi đứa trẻ, phương pháp Montessori tạo nên những đứa trẻ thực sự khác biệt với những đặc điểm chung dưới đây.

Phương pháp Montessori 2

Các hoạt động Montessori cho phép mọi đứa trẻ đều được tạo điều kiện để tự học và khám phá thế giới theo tốc độ của riêng mình. Trẻ được tạo môi trường phù hợp để có thể phát triển những đặc điểm riêng của cá nhân.

Phương pháp Montessori 3

Trẻ học theo phương pháp Montessori được dạy cách hiểu chính bản thân mình, được khuyến khích thể hiện sự tò mò và tự do khám phá. Các giáo viên luôn khiến trẻ cảm thấy được kích thích, động viên để học tập. Các sắp xếp các học cụ trong lớp học Montessori cũng khiến trẻ được khuyến khích thể hiện sự tò mò về những điều được học trong lớp. Lớp học tạo ra môi trường nuôi dưỡng động lực tự thân một cách tự do, chủ động giữa các trẻ với nhau.

Phương pháp Montessori 4

Montessori cho phép trẻ tự học theo nhu cầu và năng lực bản thân nên khuyến khích trẻ thể hiện bản thân và thúc đẩy sự phát triển của năng lực tư duy. Điều này khuyến khích trẻ học và phát triển năng lực tư duy.

Phương pháp Montessori 5

Môi trường lớp học trộn các lứa tuổi khác nhau của giáo dục Montessori tạo điều kiện phát triển tinh thần trách nhiệm ở trẻ khi chúng có thể quan sát, giúp đỡ và hỗ trợ trẻ khác nếu được đề nghị giúp đỡ. Đồng thời cũng khuyến khích trẻ học theo tốc độ của riêng mình và chiếm lĩnh cuộc sống

Phương pháp Montessori 6

Các lớp học trộn nhiều lứa tuổi giúp trẻ hòa đồng, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau tạo nên nền tảng vững vàng cho các kĩ năng xã hội đồng thời tạo ra không khí và cảm giác cộng đồng giữa các trẻ. Giao tiếp giữa các nhóm tuổi khác nhau sẽ dần dần tạo nên năng lực hòa đồng xã hội.

Phương pháp Montessori 7

Những trẻ được giáo dục bằng phương pháp Montessori được tạo điều kiện để cải thiện sự bền bỉ và khả năng vượt khó của bản thân. Bền bỉ là một đặc tính mà mọi trẻ đều phải được rèn luyện. Những trẻ theo học tại trường Montessori sẽ trở thành các cá nhân tốt hơn khi được tạo điều kiện để cải thiện khả năng kiên định, vượt khó của bản thân.
Chia sẻ