Những con số mẹ cần biết về hệ tiêu hóa của trẻ

Saga,
Chia sẻ

Chăm sóc để bé bụng vui không hề đơn giản, vì trong giai đoạn đầu đời hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện về cấu tạo và rất dễ bị tổn thương.

Mẹ hãy chia sẻ những con số cần lưu ý dưới đây để hiểu rõ hơn về sinh lý của hệ tiêu hóa và các chức năng quan trọng của cơ quan này, từ đó có thể chọn lựa dinh dưỡng giúp bé bụng vui, khỏe mạnh và thông minh nhé!

2: là số dạng hoạt động tiêu hóa, bao gồm tiêu hóa cơ năng và tiêu hóa hóa học. Thức ăn đưa vào miệng, qua nhai cắt của răng và trộn của lưỡi, cùng với nước bọt nhào đều, nuốt đưa thức ăn qua họng và thực quản xuống dạ dày. Sự nhu động của thành dạ dày khiến thức ăn được tiêu hóa bước đầu thành dạng cháo. Cháo này sau khi vào ruột non, nhờ các men tiêu hóa và sự nhu động ruột, hoàn thành công đoạn cuối cùng.

6 tháng: là giai đoạn mẹ có thể cho bé ăn dặm. Lí do là miệng bé sơ sinh nhỏ, niêm mạc miệng khô vì tuyến nước bọt chưa biệt hóa tốt, do đó ít men amylase, phải đến 6 tháng chức năng này mới hoàn thiện, bé mới có thể bắt đầu tiêu hóa tinh bột.

25%: là lượng sữa mẹ được hấp thu ở dạ dày. Dạ dày của bé có dung tích nhỏ, các lớp cơ phát triển còn yếu, co thắt bất thường nên bé dễ bị nôn trớ. Độ pH trong dịch dạ dày của bé nhỏ cao hơn người lớn nên chỉ thích hợp tiêu hóa, hấp thụ các thành phần lactose, protein trong sữa mẹ hơn là sữa bò. Thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2-2 giờ 30 phút, trong khi đó đối với sữa bò là 3-4 giờ.

80%: là lượng chất đạm, tinh bột và chất béo được tiêu hóa tại ruột non. Ruột bé phát triển rất nhanh, nhiều nếp nhăn, nhiều mạch máu nên khả năng thẩm thấu cao. Tuy có tỉ lệ hấp thu cao nhưng do thành ruột mỏng nên hễ đường tiêu hóa nhiễm trùng thì chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc. Bên cạnh đó, màng treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên dễ xoắn.

70-80%: là số tế bào miễn dịch hệ tiêu hóa đóng góp nhờ vào các hạch bạch huyết ở ruột. Khi tiếp xúc với tác nhân lạ tại đường ruột, các kháng thể có sẵn trong ruột sẽ “nghênh chiến” và bắt giữ tác nhân lạ này. Một số yếu tố các như tế bào có chân, đại thực bào cũng sẽ tham gia vào quá trình này và “bắt giữ tù binh” mang về các hạch bạch huyết dọc theo thành ruột. Tại “trung tâm huấn luyện” này, các “tù binh” sẽ được “nghiên cứu” và các tế bào miễn dịch sẽ được đào tạo chuyên biệt, qua đó giúp hệ miễn dịch cơ thể được trưởng thành và bảo vệ cơ thể được hiệu quả.

Những con số mẹ cần biết về hệ tiêu hóa của trẻ 1
Bụng vui tăng cường đến 80% sức đề kháng cho trẻ

95%: là lượng Serotonin được hệ tiêu hóa sản sinh ra. Đây là một chất truyền dẫn thần kinh quan trọng tham gia vào quá trình hình thành não bộ, quyết định cảm xúc, điều hòa giấc ngủ…

100%: là lượng dưỡng chất và năng lượng hệ tiêu hóa cung cấp cho cơ thể bé sinh trưởng thông qua hoạt động xử lý thức ăn.

Mẹ cần biết:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bên cạnh chế độ chăm sóc đầy đủ, khoa học, việc hiểu rõ tình trạng sức khỏe tiêu hóa của trẻ chính là cách giúp mẹ phòng tránh cho trẻ các vấn đề tiêu hóa để phát triển toàn diện. Một công cụ hỗ trợ mẹ hiểu bụng bé là Tummy Test do Hội Nhi Khoa Việt Nam & Chi Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng phát triển.

Chỉ cần truy cập vào website: http://iqbaby.com.vn/bungvuibekhoethongminh/happytummy/tummytest và thực hiện theo hướng dẫn, mẹ có thể dễ dàng theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa cho bé từ 0-36 tháng. Website cũng là nơi mẹ có thể tìm thấy những kiến thức cập nhật từ các chuyên gia cùng cơ hội nhận được những phần quà hấp dẫn mỗi tuần.

Những con số mẹ cần biết về hệ tiêu hóa của trẻ 2
Chia sẻ