Những bước đầu tiên cha mẹ phải làm khi con bị xâm hại tình dục

Nguyễn Thị Thu Huyền,
Chia sẻ

Nếu lỡ con bị xâm hại tình dục, thay vì mắng mỏ trẻ, bố mẹ cần thực hiện nhiều việc để giúp trẻ vượt qua được sự hoảng loạn tinh thần.

Một buổi tối, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ người lạ. Chị giới thiệu mình là cô giáo ở một lớp học tình thương, qua người quen mà biết tôi. Chị nhờ tôi giúp đỡ can thiệp tâm lý cho học trò của chị. Cô bé 11 tuổi nhưng mới đang học lớp 2, vừa là nạn nhân của một vụ xâm hại tình dục nghiêm trọng.

Thực chất, bé bị xâm hại nhiều lần nhưng không dám nói với ai, chị chỉ phát hiện ra khi thấy gần đây bé luôn ở trạng thái thất thần, sợ hãi, kém tập trung khi học, gầy ốm, chị hỏi thăm tâm sự mãi thì bé mới kể thật sự việc. Kẻ xâm hại không ai khác là ông chú mà mẹ của bé hay nhờ đến đón mỗi ngày.

Hắn xâm hại bé không ít lần ở chỗ vắng trên đoạn đường từ lớp học tình thương về nhà và dọa sẽ giết chết nếu bé hé môi nói với ai chuyện bị xâm hại.

Khi cô giáo gặp mẹ của bé nói chuyện thì phản ứng đầu tiên của người mẹ là chửi mắng con mình không tiếc lời: "Đồ ngu, sao mày để ổng làm vậy? Mày không có miệng để la hả? Sao mày không nói với tao hả?".

Bé vô cùng hoảng sợ. Mẹ bé dắt bé lên công an phường tố cáo, tại đây, bé lại tiếp tục bị các cán bộ hỏi thiếu khéo léo nên tình trạng tâm lý càng tệ.

Ngay trong tối hôm đó, tôi liên hệ với đồng nghiệp giàu kinh nghiệm về trị liệu tâm lý để giúp đỡ. Tuy nhiên, sáng hôm sau thì chị giáo viên thông báo là mẹ bé đã dắt bé về quê với hy vọng con mình sẽ ổn định tinh thần hơn.

Vụ việc đó đến nay vẫn làm tôi thấy canh cánh bên lòng về số phận của cô bé. Cả mẹ và bé đều không trở lại lớp học thêm lần nào nữa. 

Tôi không đồng tình với cách xử lý của người mẹ, nhưng thông cảm với phản ứng của chị và cũng hiểu cho sự hạn chế của chị trong kiến thức ứng xử với con khi xảy ra việc bị xâm hại tình dục

Có lẽ số đông phụ huynh Việt Nam đều không có kinh nghiệm trong vấn đề này. 

Việc phòng tránh bị xâm hại tình dục đã được đề cập trong nhiều bài viết khác, ở đây, tôi chỉ bàn về ứng xử khi trường hợp xấu nhất đã xảy ra: trẻ đã bị xâm hại

Sau khi phát hiện ra trẻ có một số dấu hiệu bị xâm hại như: đau, sưng tấy, chảy máu, viêm nhiễm ở vùng kín; tránh né việc tắm rửa, thay quần áo; quần áo lót bị vấy bẩn, dính máu; lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn; ngủ hay giật mình, tè dầm; tránh né tiếp xúc với một đối tượng nào đó; giật mình khi ai đó chạm vào cơ thể trẻ…, cha mẹ cần tiến hành các bước trợ giúp con như sau: 

Con bị xâm hại tình dục

Đôi nét về tác giả

Nguyễn Thị Thu Huyền là giảng viên ĐH Sư phạm TP. HCM, hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành giáo dục tại Anh. Cô có chuyên môn về Tâm lý học và Giáo dục học. Cô tham gia nhiều hoạt động về giáo dục và tư vấn tâm lý cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau, đồng thời là người đồng sáng lập và điều hành một quỹ thiện nguyện dành cho trẻ em. 

Cô quan niệm để đứa trẻ phát triển tốt, cần có một cộng đồng tốt chứ không phải chỉ gia đình tốt và trường học tốt. Do đó, cô đã rất tích cực trong các hoạt động giáo dục cộng đồng.

Chia sẻ