Sữa và niềm tin cho các mẹ

Admicro - Thai Duy,
Chia sẻ

Trong một bối cảnh mà sữa ngoại, sữa nội “trăm hoa đua nở”, sức cạnh tranh mỗi ngày một lớn, đòi hỏi các nhà sản xuất phải “vắt óc” cho những chiến thuật marketing không hãng nào giống hãng nào.

Việt Nam mỗi năm tiêu thụ một số lượng sữa không nhỏ và hứa hẹn còn tiếp tục tăng cao nhu cầu trong những năm tiếp theo. Theo một con số thống kê đã công bố trước đó, mỗi năm người Việt bỏ ra 11.700 tỷ đồng cho việc uống và ăn các sản phẩm từ sữa. Nếu đơn giản con số này tỷ lệ thuận với nhu cầu dùng sữa, tức là tăng 30% mỗi năm, thì không có lý do gì các nhà đầu tư lại bỏ lỡ thị trường này.



Trong một bối cảnh mà sữa ngoại, sữa nội “trăm hoa đua nở”, sức cạnh tranh mỗi ngày một lớn đòi hỏi các nhà sản xuất phải “vắt óc” cho những chiến thuật marketing không hãng nào giống hãng nào. Tuy nhiên, tất cả đều dựa trên một cơ sở chung, đó là đánh vào tâm lý những người làm cha làm mẹ. Nếu cha mẹ mong muốn  con mình thông minh, cao lớn và khỏe mạnh thì các nhà sản xuất đưa ra thông điệp “phát triển tối đa chiều cao” “tăng hệ miễn dịch” “thông minh vượt trội”... Sau khi tá hỏa bởi một số những thông tin đáng lo ngại về chất lượng của sữa trên thị trường vẫn tràn ngập trên các báo, người tiêu dùng loay hoay tìm các loại sữa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các nhà sản xuất lại  đua nhau “khẳng định”: Sữa của tôi siêu sạch!

Thế là một cuộc chiến hỏa mù được tung ra với hàng loạt các thông điệp: “sạch từ thiên nhiên”; “một thoáng thảo nguyên”; “thảo nguyên xanh; sữa mát lành”; “thật sự thiên nhiên”... Một lần nữa, người tiêu dùng lại giật mình thon thót. Một thực tế cho thấy, trong các quy định của Cục An toàn Thực phẩm Việt Nam chưa hề có một  quy định cụ thể nào về sữa sạch…

Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, cuộc tranh cãi về sữa sạch cũng kéo dài từ năm 1997 - 2002. Tiêu biểu là 300,000 lá đơn từ các công dân đã tạo nên một sức ép đối với Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Cuối cùng, Luật quy định về thực phẩm hữu cơ đã được áp dụng dưới sự giám sát  chặt chẽ bởi Hội đồng tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia (NOSB). Để có được chứng nhận của tổ chức này, sữa sạch phải đảm bảo tính chất hữu cơ (Organic) khắt khe từ việc chăm sóc đàn bò bằng cách sử dụng các phương pháp canh tác dựa trên sự tôn trọng cân bằng tự nhiên, bao gồm: không sử dụng thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học, không chất bảo quản hay chất tạo màu và không có hạt giống biến đổi gen (GMO). Tiếp theo là các quy định ngặt nghèo về quy trình sản xuất sữa trong nhà máy như: Hàm lượng nước, chất béo, độ tách béo, hàm lượng protein, hàm lượng khoáng sản, độ axit , tính hòa tan, kích thước, mật độ hạt, số dư oxy trong bao bì sản phẩm (nhằm ngăn chặn tình trạng oxy hóa sản phẩm).



NOSB trở thành thước đo cho niềm tin của khách hàng. Với dòng chứng nhận rất “khiêm tốn” trên bao bì từ NOSB, Nature’One chỉ tập trung vào các hoạt động cộng đồng mà vẫn kiếm về 15 tỷ USD mỗi năm cho hãng của mình. Đó là một ví dụ điển hình về niềm tin trao tặng khách hàng thay vì tung “hỏa mù” cho các Thượng đế của mình.
Chia sẻ