Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con

Huệ Hoa,
Chia sẻ

Một đứa bé với chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) cao sẽ dễ có mối quan hệ tốt với người khác và có thể hình thành tình bạn bền chặt hơn với những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp hơn.

Vậy làm thế nào bạn có thể nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc của bé?  

Lắng nghe với sự đồng cảm

Hãy thực sự chú ý tới con bạn khi bé nói ra cảm xúc của mình, sau đó phản ánh lại những gì mà bé đã chia sẻ. Ví dụ nếu bạn nghi ngờ rằng bé cảm thấy bị bỏ rơi bởi vì bạn dành quá nhiều thời gian cho em bé mới sinh, hãy hỏi bé điều đó.

Nếu bé đồng ý, bạn có thể nói: “Con đã đúng, mẹ thật sự bận rộn với em bé”. Rồi sau đó sử dụng ví dụ từ cuộc sống của bạn để chỉ cho bé biết rằng bạn hiểu những gì bé nói.

Hãy nói với bé bạn cảm thấy thế nào khi anh của bạn cùng cha tới công viên mà không cho bạn đi cùng và cách mà cha và mẹ bạn làm cho bạn cảm thấy khá hơn.

Điều này cho bé biết rằng tất cả mọi người đều có những cảm xúc đó và họ đều vượt qua nó.

Hãy giúp bé gọi tên những cảm xúc của mình

Với vốn từ hạn chế, bé thường gặp vấn đề khi mô tả cảm xúc. Bạn có thể khuyến khích bé  thiết lập từ vựng về cảm xúc bằng cách đưa ra nhưng tên gọi cho các cảm xúc đó.

Nếu bé thể hiện sự thất vọng khi không thể đến công viên, bạn có thể hỏi bé: “Con đang buồn phải không?”.

Bạn cũng có thể cho bé biết rằng đó là điều bình thường khi có những cảm giác trái ngược nhau về một việc, ví dụ như bé có thể vừa thích thú vừa sợ hãi trong ngày đầu tiên tới trường mầm non.

Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con


Công nhận những cảm xúc của bé

Thay vì nói: “Không có lý do gì để buồn phiền” khi bé trở nên bực dọc và giận dữ bởi vì không thể hoàn thành trò chơi ghép hình, cha mẹ hãy hiểu những phản ứng đó là tự nhiên.

Hãy nói: “Thực sự rất bực khi không ghép xong hình đó phải không con?”. Việc nói với bé rằng những phản ứng của bé là không thích hợp hoặc vượt quá giới hạn sẽ khiến bé cảm thấy như bị cấm đoán và sẽ e dè khi muốn bày tỏ quan điểm.

Biến kinh nghiệm thành công cụ dạy dỗ

Nếu bé lo lắng khi biết rằng sẽ phải đến nha sĩ, hãy nói với con về việc tại sao bé lại sợ hãi, bé mong muốn gì trong suốt cuộc thăm khám và tại sao bé cần phải đi.

Hãy kể về những lúc bạn thấy sợ sân khấu trước khi phải lên trình diễn một mình hay nỗi lo sợ khi bắt đầu một công việc mới và một trong những người bạn của bạn đã giúp bạn cảm thấy tốt hơn như thế nào.

Nói chuyện về những cảm xúc sẽ tốt cho những đứa trẻ giống y như những gì xảy ra với người lớn vậy.

Sử dụng sự mâu thuẫn để dạy giải quyết vấn đề

Khi em bé của bạn đối đầu với bạn hay với một đứa trẻ khác, hãy cho con biết rõ giới hạn của mình và hướng dẫn bé tìm hướng giải quyết. Ví dụ như, bạn có thể nói: “Mẹ biết con đang bực mình vì em làm đổ khối xếp hình của con nhưng con không thể đánh em. Nếu con cảm thấy tức giận con thể làm gì khác nữa nhỉ?”.

Nếu bé không có ý kiến nào, hãy đưa cho bé một vài lựa chọn. Có thể bảo bé hít sâu và thở ra thật mạnh để “thổi hết sự tức tối ra ngoài”.

Làm gương cho bé từ sự bình tĩnh của bạn

Và cuối cùng trên hết, hãy luôn để ý đến cảm xúc của chính bạn. Một số cha mẹ bỏ qua những cảm giác tiêu cực của bản thân, hy vọng rằng không làm cho con mình cảm thấy khó chịu lây.

Nhưng việc giấu đi những cảm xúc của bạn sẽ chỉ càng làm cho bé cảm thấy bối rối mơ hồ. Bằng việc hiểu rằng bạn không vui nhưng cũng không có những hành động đập phá mọi thứ, bạn đã chỉ cho bé biết rằng thậm chí ngay cả những cảm giác khó chịu nhất cũng có thể quản lý được.

Chia sẻ