Những ngộ nhận về cảm lạnh

Jenny,
Chia sẻ

Bao bọc trẻ quá kỹ, hạn chế không cho trẻ ra ngoài, và tự cho uống kháng sinh theo đơn cũ... là những thói quen không tốt, là ngộ nhận đối với bệnh cảm lạnh ở trẻ.

1. “Bịt kín” trẻ

Mùa đông đến, rất nhiều bậc phụ huynh lo sợ con mình bị cảm lạnh, ngay từ sáng sớm ngay sau khi trẻ thức dậy đã bao bọc trẻ kín mít. Trên thực tế, trẻ em càng đươc “bao bọc” thì càng yếu, khả năng chống lạnh kém nên dễ bị nhiễm cảm lạnh.

 

Ảnh minh họa.

2. Không cho trẻ đi ra ngoài

Sự trao đổi chất trong cơ thể của trẻ rất mạnh, nếu hạn chế quá mức không cho trẻ đi ra ngoài hoạt động thì trẻ càng dễ bị cảm lạnh.

Nguyên nhân là do nhiệt độ trong phòng cao, trẻ dễ ra mồ hôi, khi đi ra ngoài trời lạnh, nhiệt độ khác biệt rất lớn, chính sự khác biệt ở nhiệt độ trong và ngoài phòng làm cho trẻ dễ bị cảm.

3. Ngay lập tức uống thuốc kháng sinh

Nguyên nhân gây ra viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ chủ yếu vẫn là do virus, hiện tại,  chưa có loại thuốc nào có thể đối phó với virus vì vậy chỉ sau khi xác định là trẻ bị viêm nhiễm do vi khuẩn gì thì mới uống thuốc theo đơn chỉ dẫn của bác sỹ. 

- Trong thời gian có dịch, phụ huynh không nên mang trẻ đến nơi công cộng, chỗ đông người .

- Hãy tập cho trẻ một thói quen thường xuyên rửa tay.

- Thường xuyên mở cửa sổ, giữ cho không khí trong phòng luôn luôn thông thoáng.

- Dựa vào thay đổi của khí hậu, kịp thời tăng giảm quần áo cho trẻ. Trẻ em thường hoạt bát, năng động nên dễ ra mồ hôi, vì vậy không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo.

- Đối với những trẻ em lớn một chút thì cần phải đi ra ngoài tham gia các hoạt động ngoài trời để luyện tập và tăng cường thể chất.

- Nếu mẹ bị cảm trong thời kỳ cho con bú thì phải rửa sạch tay, đeo khẩu trang xong mới cho trẻ bú. Nếu mẹ bị sốt cao thì nên vắt sữa ra, hâm nóng lên rồi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn sữa bột.

TheoJenny
VTC/ worldhealth
Chia sẻ