Những dấu hiệu sau khi sinh cần gặp bác sĩ ngay
Nếu bị đau đầu nặng, sốt cao, có ý nghĩ muốn tự tử… là những dấu hiệu khẩn cấp phụ nữ sau khi sinh cần đi khám sớm.
Những dấu hiệu khẩn cấp sau khi sinh
- Đau đầu nặng (hoặc liên tục): Có thể do ảnh hưởng bởi gây tê ngoài màng cứng (hoặc gây tê ở xương sống) mà bạn cần đi khám ngay. Trong vòng 72h sau sinh, đau đầu nặng còn là triệu chứng của tiền sản giật. Nếu là tiền sản giật, bạn còn xuất hiện thêm dấu hiệu thay đổi thị giác hoặc mệt mỏi.
- Tăng huyết áp: Huyết áp tăng sau sinh có thể là một trong những dấu hiệu của sản giật sau sinh. Bạn cần đi khám ngay lập tức và tình hình càng nghiêm trọng hơn nếu xuất hiện kèm theo đau đầu, mệt mỏi, thay đổi thị giác – dấu hiệu điển hình của sản giật sau sinh.
- Thở ngắn: Thở ngắn thường là kết quả của một hoạt động mạnh, như khi đi bộ leo dốc. Tuy nhiên, nếu những cơn thở ngắn vẫn đến ngay cả khi nghỉ ngơi thì có thể đó là dấu hiệu của tắc mạch phổi.
- Đau ngực: Có thể do ngực bị nhiễm trùng hoặc cơ ngực bị căng vì phải gắng sức khi chuyển dạ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của tắc mạch phổi và không thể lơ là. Nếu bạn bị đau ngực, thở ngắn và ho, bạn cần nhập viện khẩn cấp.
- Đau bắp chân: Có thể do nghẽn tĩnh mạch (hoặc nghẽn huyết quản). Đó là hiện tượng máu vón cục ở tĩnh mạch (hoặc huyết quản) và có khả năng nguy hiểm đến sức khỏe. Một số trường hợp, người mẹ còn tăng thân nhiệt, vùng bắp chân sưng và đỏ.
- Ý nghĩ muốn tự tử: Nếu bạn có suy nghĩ tiêu cực như tự tử, hãy đi khám ngay hoặc trao đổi với người thân để tìm cách khắc phục.
- Hành vi buồn vui thất thường, mất ngủ và lo âu nghiêm trọng: Sau sinh, không ít người mẹ phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột của cảm xúc và tinh thần. Suy nghĩ tiêu cực, lo lắng nghiêm trọng, mất nhận thức… có thể liên quan đến trầm cảm sau sinh.
- Sốt cao (trên 38ºC): Có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng. Khi đó, sức khỏe của người mẹ bị suy yếu nhanh nếu không được điều trị. Những khu vực dễ bị nhiễm trùng là tử cung hoặc chỗ khâu.
- Khó khăn khi đi tiểu: Nếu bạn không thể đi tiểu được sau khi sinh, có thể bạn bị mắc chứng bí tiểu. Nếu vẫn còn ở trong viện, bạn cần gọi bác sĩ. Nếu đã về nhà, bạn cần đi khám ngay.
Những dấu hiệu ít khẩn cấp hơn nhưng vẫn cần đi khám sớm
- Dịch âm đạo có mùi khó chịu: Có thể do viêm nhiễm tử cung hoặc âm đạo.
- Bụng rất mềm: Có thể do nguyên nhân nhiễm trùng.
- Mắc bệnh trĩ.
- Cảm giác buồn chán thất thường không đỡ sau 10 ngày: Khoảng 2 tuần sau sinh, nếu những triệu chứng như mệt mỏi, khóc không rõ lý do, dễ bị kích động, không có cảm giác vui khi làm mẹ… chưa biến mất, có thể bạn đang phải đối mặt với trầm cảm sau sinh.
- Đau đáy chậu (vùng giữa hậu môn và vùng kín), nước tiểu có mùi: Có thể do nhiễm trùng nước tiểu hoặc nhiễm trùng ở đường khâu.
- Són phân: Són phân xảy đến trước khi người mẹ kịp vào nhà vệ sinh, do không thể kiểm soát được chuyện đi tiêu.
- Đau đầu nặng (hoặc liên tục): Có thể do ảnh hưởng bởi gây tê ngoài màng cứng (hoặc gây tê ở xương sống) mà bạn cần đi khám ngay. Trong vòng 72h sau sinh, đau đầu nặng còn là triệu chứng của tiền sản giật. Nếu là tiền sản giật, bạn còn xuất hiện thêm dấu hiệu thay đổi thị giác hoặc mệt mỏi.
- Tăng huyết áp: Huyết áp tăng sau sinh có thể là một trong những dấu hiệu của sản giật sau sinh. Bạn cần đi khám ngay lập tức và tình hình càng nghiêm trọng hơn nếu xuất hiện kèm theo đau đầu, mệt mỏi, thay đổi thị giác – dấu hiệu điển hình của sản giật sau sinh.
- Thở ngắn: Thở ngắn thường là kết quả của một hoạt động mạnh, như khi đi bộ leo dốc. Tuy nhiên, nếu những cơn thở ngắn vẫn đến ngay cả khi nghỉ ngơi thì có thể đó là dấu hiệu của tắc mạch phổi.
- Đau ngực: Có thể do ngực bị nhiễm trùng hoặc cơ ngực bị căng vì phải gắng sức khi chuyển dạ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của tắc mạch phổi và không thể lơ là. Nếu bạn bị đau ngực, thở ngắn và ho, bạn cần nhập viện khẩn cấp.
- Đau bắp chân: Có thể do nghẽn tĩnh mạch (hoặc nghẽn huyết quản). Đó là hiện tượng máu vón cục ở tĩnh mạch (hoặc huyết quản) và có khả năng nguy hiểm đến sức khỏe. Một số trường hợp, người mẹ còn tăng thân nhiệt, vùng bắp chân sưng và đỏ.
- Ý nghĩ muốn tự tử: Nếu bạn có suy nghĩ tiêu cực như tự tử, hãy đi khám ngay hoặc trao đổi với người thân để tìm cách khắc phục.
- Hành vi buồn vui thất thường, mất ngủ và lo âu nghiêm trọng: Sau sinh, không ít người mẹ phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột của cảm xúc và tinh thần. Suy nghĩ tiêu cực, lo lắng nghiêm trọng, mất nhận thức… có thể liên quan đến trầm cảm sau sinh.
- Sốt cao (trên 38ºC): Có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng. Khi đó, sức khỏe của người mẹ bị suy yếu nhanh nếu không được điều trị. Những khu vực dễ bị nhiễm trùng là tử cung hoặc chỗ khâu.
- Khó khăn khi đi tiểu: Nếu bạn không thể đi tiểu được sau khi sinh, có thể bạn bị mắc chứng bí tiểu. Nếu vẫn còn ở trong viện, bạn cần gọi bác sĩ. Nếu đã về nhà, bạn cần đi khám ngay.
Những dấu hiệu ít khẩn cấp hơn nhưng vẫn cần đi khám sớm
- Dịch âm đạo có mùi khó chịu: Có thể do viêm nhiễm tử cung hoặc âm đạo.
- Bụng rất mềm: Có thể do nguyên nhân nhiễm trùng.
- Mắc bệnh trĩ.
- Cảm giác buồn chán thất thường không đỡ sau 10 ngày: Khoảng 2 tuần sau sinh, nếu những triệu chứng như mệt mỏi, khóc không rõ lý do, dễ bị kích động, không có cảm giác vui khi làm mẹ… chưa biến mất, có thể bạn đang phải đối mặt với trầm cảm sau sinh.
- Đau đáy chậu (vùng giữa hậu môn và vùng kín), nước tiểu có mùi: Có thể do nhiễm trùng nước tiểu hoặc nhiễm trùng ở đường khâu.
- Són phân: Són phân xảy đến trước khi người mẹ kịp vào nhà vệ sinh, do không thể kiểm soát được chuyện đi tiêu.