Những dấu hiệu bé mệt cần gọi ngay bác sỹ

,
Chia sẻ

Khi chăm bé sơ sinh, những dấu hiệu như sổ mũi, sốt, bỏ bú, rối loạn tiêu hoá, khó thở... cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sỹ chứ không nên tự điều trị ở nhà.

Khi chăm bé sơ sinh, bạn cần có những biện pháp để phòng ngừa bệnh tật, giữ cho em bé luôn khỏe mạnh. Đó là, tránh để trẻ tiếp xúc với những người xung quanh bị ốm, rửa tay sau mỗi lần thay tã cho bé.

Nếu bạn đang cho con bú, tiếp tục cho trẻ bú tối thiểu là tới 12 tháng, tối đa là 24 tháng mới cai sữa để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Đừng để ai hút thuốc lại gần trẻ, và nhớ là cho trẻ chủng ngừa định kỳ.

Đặc biệt, những khi thời tiết thay đổi cần tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ qua chế độ ăn uống lành mạnh, phong phú. Nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì cần cho trẻ tới gặp ngay bác sỹ:

Sổ mũi: Nếu trẻ chảy nước mũi, nên cho trẻ tới ngay bác sỹ để điều trị. Sổ mũi có thể là một triệu chứng khởi đầu trước khi trẻ đau họng. Nhưng đó có thể là biểu hiện của viêm tai giữa - một bệnh rất phổ biến và hay được phát hiện muộn, có thể gây điếc vĩnh viễn hoặc viêm màng não.

Khóc bất thường: Nếu bé đột nhiên khóc nhiều hơn bình thường và bạn không thể dỗ trẻ, hoặc nếu trẻ khóc nghe yếu ớt hoặc bất thường the thé thì trẻ có thể đang bị ốm. Điều ngược lại cũng đúng, nếu trẻ có vẻ mặt không vui và không khóc, nhưng lại không hoạt động và ngủ li bì thì bạn cũng cần gọi ngay bác sĩ.

Bỏ ăn, bỏ bú: Thông thường khi trẻ mắc bệnh cơ thể trẻ mệt mỏi, nhất là những bệnh vùng miệng, tai mũi họng như viêm mũi họng cấp,… sẽ khiến cho trẻ có thể chán ăn, bỏ bú. Vì vậy nếu thấy trẻ bỏ ăn, người uể oải, mệt mỏi, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sỹ.

Rối loạn đường ruột: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể đã đi tiêu rất mềm hoặc lỏng. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy (phân lỏng), bụng mẹ có thể khó chịu là do bị ảnh hưởng bởi thức ăn mẹ dung nạp. Lúc này, cha mẹ cần đảm bảo trẻ được uống nhiều nước và bú thường xuyên để cơ thể không bị mất nước. Trẻ cần đảm bảo đi tiểu ít nhất 6 lần mỗi ngày.

Nếu trẻ đi tiêu nhỏ, cứng, hoặc khô, hoặc nếu phân lẫn máu hoặc chất nhầy, hãy cho trẻ đi khám ngay tiêu hoá.

Khó thở: Nếu hơi thở của bé thở gấp hoặc chậm chạm thì bé cũng cần được đưa tới bác sỹ ngay lập tức.

Sốt: Sốt là tín hiệu trẻ bị ốm, trẻ sốt nhẹ thì không cần quá lo lắng, chỉ cần hạ nhiệt bằng khăn thấm nước ấm đắp trán hoặc bẹn trẻ. Khi thấy trẻ nóng, cần cặp nhiệt độ, nếu cặp ở nách phải cộng thêm 0,5 độ C. Nhiệt độ 37,5-38,9 độ C là trẻ sốt vừa, trên 38,9 độ C là sốt cao. Phải lấy nhiệt độ ít nhất 3 lần trong ngày và 1 lần vào ban đêm.

Nhưng nếu một em bé dưới ba tháng tuổi bị sốt cao hơn 37,7 độ C thì cần phải lưu ý. Khi trẻ sốt, phải lưu ý đến các triệu chứng khác đề phòng sốt cao gây co giật.

Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ về các dấu hiệu bất thường của sức khoẻ con mình, hãy cho trẻ tới khám bác sỹ. Điều này sẽ giúp bạn có được sự an tâm, và các bác sĩ sẽ khám và nhanh chóng có đơn thuốc giúp bé mau chóng khoẻ mạnh.

An Khánh
(Theo babycentre)
Chia sẻ