Những bệnh thường gặp ở trẻ thừa cân

H. N ,
Chia sẻ

Có khi chỉ vì sai lầm của cha mẹ mà khiến con cái bị béo phì. Béo phì hay thừa cân ở trẻ em không những kéo theo một loạt bệnh mà còn ảnh hưởng cả đến tâm lý trẻ.

Mới học lớp 2 mà bé Mai nhà mẹ Hạnh đã nặng tới gần 30kg. So với bạn bè cùng lớp Mai lớn hơn hẳn. Có thể với bố mẹ Mai thì đó là niềm tự hào vì bố mẹ chăm con quá khéo, nhưng với bé Mai thì lại là một điều xấu hổ. Từ ngày lên lớp 2, nhận thức được nhiều điều, bé Mai thường rất buồn khi các bạn gọi là Mai béo. Đã thế các bạn còn không thích chơi với Mai vì nghĩ rằng “Mai ăn tham nên mới béo”. Thế là Mai bỏ ăn, chỉ mong được gầy như các bạn. Bố mẹ thấy Mai không ăn thì nghĩ do con vất vả học tập nên chán ăn, vậy là lại càng ra sức thúc ép và bồi dưỡng cho Mai. Mai lại càng tăng cân và lớn hơn các bạn. Các bạn lại càng trêu Mai nhiều hơn.
 
Từ một cô bé nhanh nhảu, vui tươi, Mai càng ngày càng khép mình hơn. Đi học cô bé chỉ chơi với bạn ngồi cạnh và rất sợ mỗi lần bị gọi lên bảng. Càng ngày Mai càng chậm chạp hơn, học cũng sút đi vì tiếp thu kém do đầu óc luôn bị ám ảnh và phân tâm về chuyện ngoại hình của hình.
 
Tình trạng này kéo dài, bố mẹ Mai buộc phải tìm đến nhà tư vấn để hỏi ý kiến.
 
 
Béo phì đã trở thành một “dịch bệnh” trên diện rộng, và gần đây nhất, đã bắt đầu ảnh hưởng đến trẻ em. Trẻ em bây giờ cũng bị một loại bệnh mà người ta chỉ nghĩ rằng nó ảnh hưởng đến người lớn. Đó là thừa cân. Tâm lý của các bậc làm cha mẹ luôn muốn con mình to khỏe, vì vậy, việc hàng ngày phải làm là cố ép con ăn cho nhiều vì sợ con bị hụt cân hoặc thua kém các bạn. Vô tình, cha mẹ đã ép con các thực phẩm có hàm lượng calo cao như nước sô-đa, và bánh kẹo… mà không biết rằng đây chính là nguyên nhân khiến con mình thừa cân và có nguy cơ gặp phải một số bệnh nghiêm trọng như dưới đây:
 
Tiểu đường loại 2
 
Bệnh tiểu đường loại 2 thực ra là để chỉ những người trưởng thành bị bệnh tiểu đường phân biệt nó với bệnh tiểu đường Type 1 là bệnh tiểu đường theo truyền thống thường gặp ở những người chưa thành niên. Tuy nhiên, với tốc độ tăng cân của trẻ em ngày nay thì khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2 đang mờ dần. Trẻ em thừa cân và bị béo phì hoàn toàn toàn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 và con số này ngày càng tăng lên trong cuộc sống hiện đại.
 
Cholesterol cao
 
Thức ăn béo, thực phẩm giàu calo như đường, và các loại thực phẩm khác đang ngày càng trở nên phổ biến trong chế độ ăn của trẻ em. Nó làm tăng cholesterol dần dần trong cơ thể của con em chúng ta. Chính vì lý do này mà cha mẹ nên quan tâm hơn nữa đến con cái, thậm chí là cho con đi kiểm tra lượng cholesterol trong cơ thể cho dù con còn nhỏ tuổi.
 
 
Cao huyết áp
 
Cũng giống như cholesterol, huyết áp nói chung là một lo lắng về sau này khi con đã trưởng thành hơn. Tuy nhiên, ngày nay, trẻ em nên được kiểm tra huyết áp cao mỗi ngày. Huyết áp cao có thể gây chết người, đặc biệt là cho những người trong độ tuổi trẻ như vậy.
 
Viêm khớp
 
Khi bạn nghĩ về viêm khớp, bạn thường không nghĩ đến trẻ em, nhưng hình ảnh trẻ em bị viêm khớp không còn là lạ nữa. Thậm chí, nếu trẻ em tiếp tục ăn những thức ăn có nhiều chất béo, calo và đường thì các hình ảnh này lại càng phổ biến hơn. Trọng lượng của con bạn tăng thêm chính là đã đặt áp lực lên các khớp trong cơ thể con.
 
Trầm cảm
 
Béo phì là một bệnh về tâm thần. Đừng nghĩ chỉ người lớn mới bị trầm cảm. Trẻ em ngày nay nhận thấy mình đang phát triển lớn hơn, và sau đó cảm thấy xấu hổ về ngoại hình của mình vì mình to béo hơn các bạn cùng lứa. Béo phì không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên hình ảnh cơ thể, nhưng nó là một yếu tố quan trọng góp phần làm cho con trẻ không tự tin ở cơ thể mình. Điều này hoàn toàn có thể dễ dàng tránh được. Vậy nên, cha mẹ hãy cân nhắc kĩ khi muốn con mình khỏe mạnh hay phải to béo mới được.
Chia sẻ