Muốn con trai học giỏi, hãy cho vận động

,
Chia sẻ

Nhiều bé trai cần cơ hội để vận động và tình huống để ganh đua. Trong lớp con trai thường bồn chồn và cần được nghỉ giải lao thường xuyên, thích nghỉ giữa giờ và thường nài nỉ điều đó.

Chuyên gia Preissle cho biết: “Nếu bạn muốn giúp các học sinh nam, cần cho chúng nhiều cơ hội chạy nhảy”.

Các bé gái thường túm tụm và trò chuyện bằng cách sử dụng ngôn từ phức làm cả các bậc phụ huynh ngạc nhiên. Trong khi đó, các bé trai bận rộn chứng minh rằng mình trèo nhanh nhất, nhảy xa nhất và hét to nhất.

Những người có cả con trai và con gái đều nói chúng hoàn toàn khác nhau. Các nhà nghiên cứu ngạc nhiên bởi sự khác nhau về giới tính và cách chúng chơi, ứng xử ngoài xã hội, trong lớp học và ở tuổi trưởng thành. Giáo viên và phụ huynh thường phải vật lộn với sự khác biệt khi giao cùng một bài luận hay bài kiểm tra toán.

Nhưng liệu con trai có học khác con gái không? Một số chuyên gia như Judith Preissle, một giáo sư tại trường ĐH Georgia nghiên cứu về giáo dục giới tính cho biết: “Không có gì khác biệt về bản chất và chất lượng trong cách các em học”. Nhưng điều đó không có nghĩa là con trai và con gái học giống nhau.

Preissle nói “Nếu bạn muốn giúp các học sinh nam, cần cho chúng nhiều cơ hội chạy nhảy.” Ảnh minh họa:Hoàng Hà.

Có bằng chứng là con trai khác con gái theo một số cách cơ bản: con trai trưởng thành chậm hơn và chúng có khả năng tưởng tượng không gian tốt hơn. Điều đó cũng không thể nói rằng con gái không có khả năng đọc bản đồ hay thực hiện các dự án không gian ba chiều tốt. Nhưng bình quân bao giờ con trai cũng mạnh hơn ở những lĩnh vực này.

Một điểm khác biệt nữa là con trai cần hoạt động nhiều hơn. Con gái có thể ngồi lâu hơn và tập trung trong một lớp học truyền thống. Điều lý giải hợp lý tại sao con gái có thành tích học tốt hơn con trai. Trong lớp con trai thường bồn chồn và cần được nghỉ giải lao thường xuyên. Con trai thích nghỉ giữa giờ và thường nài nỉ điều đó.

Cách viết cũng là một mặt tương phản. Preissle đưa ra bằng chứng, con trai ấn bút rất mạnh khi viết. Đương nhiên kỹ năng vận động của các em rất tốt nhưng khi có kỹ năng này con trai khó viết gọn gàng. Viết xấu thường là lỗi do lười và cầu thả.

Nhìn chung, con trai thích ganh đua và có khả năng chiến thắng nhưng con gái lại giỏi hơn trong hợp tác. Preissle gợi ý cơ hội có cả cho con trai và con gái trong ganh đua và cộng tác. Theo cách này các học sinh có được những gì mình thích và có cơ hội để chứng minh bản thân.

Nam và nữ cũng có quá nhiều khác biệt giới tính, như nỗi sợ khác nhau với cha mẹ và giáo viên.

Các chuyên gia không nhất trí với nhau về sự khác biệt giữa con trai và con gái trong học tập và sinh học. Eliot nhấn mạnh rằng khi nhỏ con trai thích chơi bóng còn con gái thích búp bê nhưng khi lớn lên các em vẫn hòa nhập với chuyện đùa nghịch và các nhân vật hành động. Tuy nhiên con trai lại thường không thích các đồ chơi theo chủ đề con gái.

Trong nhiều năm nghiên cứu, Eliot nhận thấy chỉ có một khác biệt về mặt sinh học giữa não con trai và con gái là kích cỡ trung bình khác nhau. Não con trai thường to hơn, nhưng cũng có thể chỉ là do xu hướng thận lớn hơn và các cơ quan khác lớn hơn.

Rất nhiều bậc phụ huynh và thầy cô lo lắng cho thành tích học tập đi xuống của con trai trong khi con gái lại đi lên. Eliot gợi ý là cần chú ý đến những nhu cầu của con trai khi phải xả năng lượng ở sân chơi, sân bóng. Bà khuyên cho con trai chơi nhạc, hội họa, ngoại ngữ và các hoạt động khác cùng con gái thường xuyên.

Có lẽ dễ nhất trong tất cả, các bậc phụ huynh có thể giúp con trai chơi với con gái. Bà giải thích khi con trai chơi cùng con gái, các em có thể đọc được xúc cảm của chúng tốt hơn. Bên cạnh đó con gái có thể học được từ con trai cách bảo vệ chính mình hay tính ganh đua. Hai giới tính cần phải học lẫn nhau và điều đó sẽ cho cả hai sự khích lệ.

Đặc điểm của bé trai ở tuổi mầm non:

  • Ngôn ngữ nói chung chậm phát triển so với trẻ gái
  • Khả năng hợp tác kém hơn so với trẻ gái
  • Quan tâm thích các trò chơi vận động, chạy nhảy
  • Khó thực hiện hành vi theo mẫu
Tomson Nguyễn
(Trích theo tài liệu của Patti Ghezzi)
Theo Vnexpress
Chia sẻ