Kỳ vọng của cha mẹ vô tình tạo áp lực cho con

P.N,
Chia sẻ

Tại sao lại như thế? Rất nhiều bố mẹ ngạc nhiên tự hỏi tại sao áp lực của con cái lại đến từ chúng tôi?

Theo phân tích tâm lý của Tiến sĩ Tâm lý Trish Summerfield – hiện là Giám đốc Chương trình Các giá trị Sống (LVEP) tại Việt Nam – cho biết: “Con cái chúng ta đang có những áp lực từ chính những kỳ vọng của các bậc làm cha làm mẹ”. Tại sao lại như thế? Rất nhiều bố mẹ ngạc nhiên, tại sao áp lực của con cái lại đến từ chúng tôi?

Bà Trish Summerfield đã làm việc tại rất nhiều nước trên thế giới, và đã đưa ra những kết luận về lí do học sinh luôn bị đặt trong trung tâm của áp lực.


Các lớp học quá đông, cô giáo không thể quan tâm tới từng học sinh

Đối với các trường học ở Việt Nam, các lớp học với sĩ số lớn mà với bậc tiểu học chỉ có một giáo viên chủ nhiệm nên rất khó khăn để tất cả học sinh được quan tâm.

Theo ý kiến của Cô Nguyễn Thị Tố Mai – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quốc tế V.I.P Hà Nội cho biết: “Các lớp học của chúng tôi chỉ tuyển 24 học sinh một lớp, con số này theo chuẩn Quốc tế là con số chuẩn, tạo điều kiện để cô giáo quan tâm được tới tất cả các con. Ngoài ra, con số 24 cũng dễ chia nhóm cho những hoạt động trong lớp, để có thể chia 12 – 12 hay 3 nhóm 8 và 4 nhóm 6. Tôi nghĩ rằng, đối với sĩ số học sinh là 24 sẽ đảm bảo điều kiện cho các con phát triển toàn diện nhất”.

Nội dung học tại trường nghèo nàn khiến học sinh phải học thêm ngoại khóa để cân bằng

Theo ý kiến của chị Nguyễn Thị Tâm – Đội Cấn – Hà Nội: “Tôi có con học lớp 2, chương trình học của các con chỉ tập trung vào Toán và Tiếng Việt, tôi nghĩ đối với bậc tiểu học cần phải để con phát triển toàn diện, học mà chơi, chơi mà học thì mới đạt hiệu quả cao”.

Rất nhiều ý kiến đã cho rằng, chương trình học ở trường tạo áp lực cho các con, chưa tạo được điều kiện để các con phát huy những sở thích, sở trường, năng khiếu của mình trong ca hát, múa, vẽ, ….

Nhận thức rõ điều này, Trường Tiểu học Quốc tế V.I.P Hà Nội đã xây dựng chương trình học tiên tiến, vừa đảm bảo tốt chương trình của bộ giáo dục cùng với việc dạy tiếng Anh và làm quen máy tính từ lớp 1, vừa đẩy mạnh các tiết học kỹ năng mềm và các tiết âm nhạc, mỹ thuật, thể dục song song với các hoạt động ngoại khóa như vận động theo nhạc đầu giờ, tham gia chơi và tìm hiểu trò chơi dân gian, đồng diễn trống toàn trường, ngày hội thể thao mỗi học kỳ… Nhà trường tổ chức các sự kiện thường xuyên, mỗi học kỳ tổ chức một ngày hội thể thao và đảm bảo 100% học sinh lên sâu khấu để học sinh được thể hiện toàn bộ khả năng của mình. Theo cô Hoàng Thị Ngọc Mai – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Hệ thống Giáo dục Hà Nội V.I.P cho biết: “Đối với chương trình học tiểu học, chúng tôi không để thành tích học tập gây áp lực cho các con, các giờ học phải đảm bảo học mà chơi, chơi nhưng lại học để đạt kết quả cao nhất trong học tập và quan trọng là phát huy được khả năng riêng của từng con. Bậc tiểu học là thời điểm để con chúng ta bộc lộ những khoảnh khắc thiên tài, nếu phát hiện, nhìn nhận và trau dồi thì khả năng đó sẽ ngày một phát triển”.

Rất nhiều phụ huynh ở các trường trên địa bàn Hà Nội phải cho con tham gia học các chương trình ngoại khóa ngoài nhà trường để bổ sung cho con những khía cạnh khác trong cuộc sống, đó chính là một điều vô tình vì tình thương mà tạo áp lực cho các con. Hàng ngày, con chúng ta đến lớp, sinh hoạt ở trường, đến tối về lại miệt mài với những môn học ngoại khóa, có những con vẫn đủ sức khỏe và khả năng tiếp thu nhưng theo tìm hiểu của các nhà tâm lý, sự tiếp nhận đó là gượng ép và sức chịu đựng của con chúng ta có giới hạn, nên điều tốt nhất là nên chọn cho con học tại môi trường giáo dục tiên tiến để không vô tình tạo áp lực cho con.

Không có sự liên thông từ mẫu giáo lên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông khiến cho học sinh bị hẫng hụt khi chuyển đổi hệ thống giáo dục khác.

Đây là một trong số những nguyên nhân không chỉ gây áp lực cho con cái chúng ta mà tạo chính áp lực cho các bậc phụ huynh vì bố mẹ là người lo lắng nhiều nhất trong việc chọn trường cho con cái. Con học ở đâu? Con học những gì? Con học như thế có đảm bảo hay không? Điều này làm cho áp lực đầu vào tại một số trường công lập đối với bậc phụ huynh là vô cùng lớn. Mỗi một cấp học, phụ huynh sẽ lại đau đầu chuyện chọn trường cho con.

Hệ thống giáo dục Hà Nội V.I.P là một hệ thống giáo dục tiên tiến, liên thông các cấp học và theo thầy Trịnh Minh Giang – Giám đốc Giáo dục Hệ thống Giáo dục Hà Nội V.I.P cho biết: “Để đảm bảo cho học sinh có một môi trường giáo dục thống nhất và xuyên suốt cho đến khi trưởng thành, tránh gặp phải áp lực khác biệt ở những bước chuyển cấp, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để có được một hệ thống liên thông từ mẫu giáo cho đến hết trung học phổ thông”.

Đó là ba trong số rất nhiều nguyên nhân tạo nên áp lực cho con cái chúng ta. Nhiều nguyên nhân đến từ những bậc cha mẹ, vì chúng ta luôn nghĩ rằng con cái chúng ta phải đạt học sinh giỏi, phải là học trò ngoan và hiểu biết tất cả về cuộc sống. Nhưng ở cấp tiểu học nhiều khi con chưa tập trung, chưa chú ý và có kết quả chưa cao nên các bậc phụ huynh thường thất vọng và gây áp lực cho con cái. Đã có nhiều trường hợp trẻ em bị trầm cảm vì áp lực học tập từ cha mẹ mình.

Tiến sĩ Tâm lý Trish Summerfield – hiện là Giám đốc Chương trình Các giá trị Sống (LVEP) tại Việt Nam – cho biết chúng ta nên giảm áp lực cho con cái chính từ sự chấp nhận khả năng thật sự của con. Thời gian ở trường của các con, những điều các con học tại trường nhiều hơn những gì chúng ta mang lại trong thời gian ở nhà. Như vậy, việc làm đúng đắn nhất của những bậc phụ huynh là tìm trường phù hợp, có chương trình học tiên tiến và phát huy được tất cả khả năng, đó là những gì tốt nhất chúng ta chuẩn bị cho con mình.

Chia sẻ