“Hội chứng” sợ ngày cuối tuần của một số bà mẹ có con nhỏ
Cuối tuần không còn là lúc nghỉ ngơi, thư giãn mà đã trở thành khoảng thời gian đầy “ám ảnh” đối với một số bà mẹ có con nhỏ.
Chị Liên (27 tuổi, nhân viên kinh doanh) cho biết: “Cứ tưởng cuối tuần là được rảnh rang, thế mà còn bận hơn cả ngày đi làm. Nào dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, phơi phóng, nấu nướng… nhưng nhọc nhất vẫn là thằng con. Hết dỗ cu cậu ăn, ngủ rồi lại tắm rửa, thay quần áo, trông con chơi, nhiều khi còn làm “quan tòa” phân xử cho hai bố con xem ai được xem ti-vi. Mệt lắm chị ạ!”.
Còn chị Hân (31 tuổi, giáo viên) lại liệt kê thời gian biểu đầy “ấn tượng” trong ngày cuối tuần của mình: “Sáng, dậy sớm làm vệ sinh cá nhân rồi đánh răng, rửa mặt cho cu Jin (con trai 3 tuổi của chị). Tiếp đến gọi thằng lớn và bố nó dậy tự làm vệ sinh cho nhau và trông thằng em để mình đi chợ. Đi chợ xong là làm đồ ăn sáng, cho con ăn rồi quay ra dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ, phơi quần áo. Trưa đến là nấu cơm rồi lại cho con ăn, cho con ngủ rồi rửa bát. Buổi chiều, tranh thủ hai đứa nhóc ngủ là mình cũng phải ngủ để có sức tối đến lại nấu cơm, rửa bát, cho con ăn, chuẩn bị đồ đạc cho ngày mai cho mình đi làm con đi học, kiểm tra bài tập của thằng lớn, rồi gấp quần áo, quay đi quay lại là đến giờ đi ngủ”.
Chị cũng cho biết thêm: “Đấy là chưa kể hai anh em cu Jin chơi với nhau thể nào cũng tranh nhau, cãi nhau ồn ào cả nhà làm mình phải quát đứa nọ mắng đứa kia để chúng nó thôi đi. Nhiều lúc hai đứa còn tị nạnh lẫn nhau là mẹ yêu anh/em hơn nên thiên vị làm mình đau hết cả đầu. Mình làm giáo viên nên thỉnh thoảng cũng phải soạn giáo án hay chấm bài ở nhà nên ngày cuối tuần thực sự là bận mờ mắt”.
Có ông bà nội trợ giúp việc trông con nhưng chị Trang (26 tuổi, kiến trúc sư) cũng mắc “hội chứng” sợ ngày cuối tuần như chị Liên, chị Hân: “Ngày thường vì bận đi làm có thể ỷ lại vào ông bà nội nhưng cuối tuần cũng phải để cho hai cụ nghỉ ngơi sau một tuần “đánh vật” với con mình chứ. Mà không cho nghỉ thì hai cụ cũng tự “đình công” thôi vì quả thực trông bé Na nhà mình rất vất vả. Bởi con kén ăn, khó ngủ lại hay khóc. Mình cho con ăn cũng phải dỗ dành cả tiếng đồng hồ với đủ mọi cách mà nó có chịu ăn hết bát cháo đâu… Nghề của mình cũng hay phải mang bản vẽ về nhà làm cho kịp tiến độ nhưng con gái bám mẹ suốt, không làm được gì nên nhiều hôm dù là Chủ nhật cũng phải đợi con ngủ rồi thức trắng đêm mà làm cho xong. Hãi cuối tuần lắm lắm!”.
Chuyên gia tâm lý Hồng Hà đã đưa ra một số gợi ý giúp bạn và bé có những ngày cuối tuần thật vui vẻ:
Đưa bé đi chơi
Cho bé đi công viên, dạo phố, siêu thị, xem phim… là một trong những cách hữu hiệu để “hóa giải” ngày cuối tuần (có thể) đầy “sóng gió” với quần áo, bỉm sữa, cơm cháo và những tiếng la khóc, mè nheo, dỗ dành, quát mắng… Đây cũng là một cách để bạn thư giãn, thay đổi không khí sau những ngày làm việc căng thẳng, đồng thời có khoảng thời gian vui vẻ bên con, giúp gắn kết tình cảm gia đình thêm bền chặt.
Để buổi đi chơi với bé được trọn vẹn niềm vui, bạn nên sắp xếp và bố trí công việc hợp lý để dành ra một khoảng thời gian hoàn toàn rảnh rỗi. Với những bé tiểu học, bạn cần chú ý nhắc nhở và kiểm tra con hoàn thành bài tập từ ngày hôm trước để yên tâm đi chơi.
Rủ bé cùng làm việc nhà
Đây là gợi ý dành cho các bà mẹ quá bận rộn và không thể bố trí thời gian rảnh để đưa con đi chơi. Đối với các bé, làm việc nhà cũng là khoảng thời gian rất thú vị mà bé có thể “khám phá” những điều mới lạ và thấy mình có “giá trị” hơn khi giúp bố mẹ.
Tất nhiên, với sức của các bé, bạn chỉ nên nhờ bé làm những việc nhỏ với nội dung rõ ràng: mang rổ vào trong bếp, để cốc lên giá, cất đồ chơi vào hộp… Với những bé ở độ tuổi tiểu học, bạn có thể vừa làm vừa hướng dẫn bé một số việc phức tạp hơn, như: quét nhà, sắp xếp giá sách, lau dọn bàn ghế…
Chơi trò chơi với bé
Vào những ngày thời tiết xấu hoặc bạn không có điều kiện đưa con ra ngoài chơi thì các trò chơi “tại gia” là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể tham gia cùng bé vào các trò chơi sẵn có tại nhà như: chơi đồ hàng, đua xe, cắt dán tranh màu... và một số hình thức vận động không đòi hỏi không gian rộng như: trốn tìm, đuổi bắt, bịt mắt bắt dê…
Cũng đừng quên các bài hát thiếu nhi và chiếc đầu karaoke của gia đình nhé. Bởi bạn có thể hát và nhảy múa theo nhạc cùng bé, chắc chắn bé sẽ rất thích và cảm thấy gần gũi bố mẹ hơn đấy.
Còn chị Hân (31 tuổi, giáo viên) lại liệt kê thời gian biểu đầy “ấn tượng” trong ngày cuối tuần của mình: “Sáng, dậy sớm làm vệ sinh cá nhân rồi đánh răng, rửa mặt cho cu Jin (con trai 3 tuổi của chị). Tiếp đến gọi thằng lớn và bố nó dậy tự làm vệ sinh cho nhau và trông thằng em để mình đi chợ. Đi chợ xong là làm đồ ăn sáng, cho con ăn rồi quay ra dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ, phơi quần áo. Trưa đến là nấu cơm rồi lại cho con ăn, cho con ngủ rồi rửa bát. Buổi chiều, tranh thủ hai đứa nhóc ngủ là mình cũng phải ngủ để có sức tối đến lại nấu cơm, rửa bát, cho con ăn, chuẩn bị đồ đạc cho ngày mai cho mình đi làm con đi học, kiểm tra bài tập của thằng lớn, rồi gấp quần áo, quay đi quay lại là đến giờ đi ngủ”.
Chị cũng cho biết thêm: “Đấy là chưa kể hai anh em cu Jin chơi với nhau thể nào cũng tranh nhau, cãi nhau ồn ào cả nhà làm mình phải quát đứa nọ mắng đứa kia để chúng nó thôi đi. Nhiều lúc hai đứa còn tị nạnh lẫn nhau là mẹ yêu anh/em hơn nên thiên vị làm mình đau hết cả đầu. Mình làm giáo viên nên thỉnh thoảng cũng phải soạn giáo án hay chấm bài ở nhà nên ngày cuối tuần thực sự là bận mờ mắt”.
Có ông bà nội trợ giúp việc trông con nhưng chị Trang (26 tuổi, kiến trúc sư) cũng mắc “hội chứng” sợ ngày cuối tuần như chị Liên, chị Hân: “Ngày thường vì bận đi làm có thể ỷ lại vào ông bà nội nhưng cuối tuần cũng phải để cho hai cụ nghỉ ngơi sau một tuần “đánh vật” với con mình chứ. Mà không cho nghỉ thì hai cụ cũng tự “đình công” thôi vì quả thực trông bé Na nhà mình rất vất vả. Bởi con kén ăn, khó ngủ lại hay khóc. Mình cho con ăn cũng phải dỗ dành cả tiếng đồng hồ với đủ mọi cách mà nó có chịu ăn hết bát cháo đâu… Nghề của mình cũng hay phải mang bản vẽ về nhà làm cho kịp tiến độ nhưng con gái bám mẹ suốt, không làm được gì nên nhiều hôm dù là Chủ nhật cũng phải đợi con ngủ rồi thức trắng đêm mà làm cho xong. Hãi cuối tuần lắm lắm!”.
Chuyên gia tâm lý Hồng Hà đã đưa ra một số gợi ý giúp bạn và bé có những ngày cuối tuần thật vui vẻ:
Đưa bé đi chơi
Cho bé đi công viên, dạo phố, siêu thị, xem phim… là một trong những cách hữu hiệu để “hóa giải” ngày cuối tuần (có thể) đầy “sóng gió” với quần áo, bỉm sữa, cơm cháo và những tiếng la khóc, mè nheo, dỗ dành, quát mắng… Đây cũng là một cách để bạn thư giãn, thay đổi không khí sau những ngày làm việc căng thẳng, đồng thời có khoảng thời gian vui vẻ bên con, giúp gắn kết tình cảm gia đình thêm bền chặt.
Để buổi đi chơi với bé được trọn vẹn niềm vui, bạn nên sắp xếp và bố trí công việc hợp lý để dành ra một khoảng thời gian hoàn toàn rảnh rỗi. Với những bé tiểu học, bạn cần chú ý nhắc nhở và kiểm tra con hoàn thành bài tập từ ngày hôm trước để yên tâm đi chơi.
Rủ bé cùng làm việc nhà
Đây là gợi ý dành cho các bà mẹ quá bận rộn và không thể bố trí thời gian rảnh để đưa con đi chơi. Đối với các bé, làm việc nhà cũng là khoảng thời gian rất thú vị mà bé có thể “khám phá” những điều mới lạ và thấy mình có “giá trị” hơn khi giúp bố mẹ.
Tất nhiên, với sức của các bé, bạn chỉ nên nhờ bé làm những việc nhỏ với nội dung rõ ràng: mang rổ vào trong bếp, để cốc lên giá, cất đồ chơi vào hộp… Với những bé ở độ tuổi tiểu học, bạn có thể vừa làm vừa hướng dẫn bé một số việc phức tạp hơn, như: quét nhà, sắp xếp giá sách, lau dọn bàn ghế…
Chơi trò chơi với bé
Vào những ngày thời tiết xấu hoặc bạn không có điều kiện đưa con ra ngoài chơi thì các trò chơi “tại gia” là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể tham gia cùng bé vào các trò chơi sẵn có tại nhà như: chơi đồ hàng, đua xe, cắt dán tranh màu... và một số hình thức vận động không đòi hỏi không gian rộng như: trốn tìm, đuổi bắt, bịt mắt bắt dê…
Cũng đừng quên các bài hát thiếu nhi và chiếc đầu karaoke của gia đình nhé. Bởi bạn có thể hát và nhảy múa theo nhạc cùng bé, chắc chắn bé sẽ rất thích và cảm thấy gần gũi bố mẹ hơn đấy.
Tuần này, bố mẹ Kiến chia sẻ với các mẹ những kế hoạch cuối tuần đặc biệt dành riêng cho Kiến.