Độ thô thức ăn từng tháng tuổi theo cách ăn dặm kiểu Nhật

,
Chia sẻ

Giúp mẹ chế biến thức ăn có độ thô, cứng mềm phù hợp với sự phát triển của con. Mẹ không phải "xay sinh tố" thức ăn, con vẫn măm một cách ngon lành!

Luôn tươi cười với con

Key word (chìa khóa thành công) của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là lúc nào con ăn, mẹ luôn nhìn con với gương mặt vui vẻ và kiên trì với con: “Chúng ta ăn nhé!”

Trong một ngày, mẹ nên chọn thời điểm lúc nào con khỏe mạnh, vui tươi, tỉnh táo nhất, mẹ hãy cho con ăn. Nên cho ăn vào một khoảng thời gian cố định trong ngày.

Bắt đầu cho con tập ăn, mẹ dùng thìa chạm nhẹ nhẹ vào môi dưới của con. Để con tự động mở miệng, ngậm miệng và nhai. Con sẽ thích thú hơn vì có sự chủ động. Nếu con chưa nuốt được hết thức ăn, bị vương ra ngoài, mẹ lại lấy thìa gạt vào cho con ăn. Phải kiên trì và siêu vui vẻ với con!

Độ thô của thức ăn

Giai đoạn từ  4 – 5 tháng:  tập cho con ăn, tiền ăn dặm.

Mẹ cho con ăn cháo tỷ lệ 1: 10 (1g gạo – 100ml nước). Ngày đầu cho con ăn thử là một thìa. Ngày thứ 2 tăng lên 2 thìa. Ban đầu chỉ cho con ăn cháo trắng, xay rau nhỏ mịn trộn vào cháo cho con.

Độ thô của thức ăn: mềm, mịn, không gợn

Giai đoạn từ  5 – 6 tháng tuổi: Con đã có thể ngậm và nuốt ực. Hàm của con lúc này đã nhai đều và dẻo hơn. Lượng thức ăn, mẹ tăng lên cho con từng ngày một.

Mẹ cho con ăn cháo tỉ lệ 1: 7

Thức ăn chính: rau nghiền và đậu phụ nghiền.

Độ thô của thức ăn: lấy sữa chua trắng làm chuẩn. Con ăn cháo và thức ăn sền sệt như súp.

Các mẹ không phải băn khoăn vì sợ con ăn đậu và rau không đủ dinh dưỡng. Độ đạm trong đậu phụ bằng độ đạm trong thịt, mà con lại dễ hấp thu hơn.

Giai đoạn 7 – 8 tháng: con đã bắt đầu ăn nhai. Hàm của con có thể nhau và điêu luyện hơn. Bé có thể luyện nhai từ từ, nuốt thức ăn. Lúc này, cho con ăn, mẹ tập cho con ý thức tự cầm thìa xúc. Mẹ nên đợi con nhai hết, nuốt xong mới tiếp tục đút miếng cho thứ hai.

Mẹ cho con ăn cháo tỉ lệ: 1: 5, 1:6

Độ thô của thức ăn: lấy độ mềm của đậu phụ non làm chuẩn.

Một ngày, con có thể ăn 1 bát cháo, chia làm 2 bữa. Lúc này, rau luộc mềm, mẹ nghiền cho con ăn. Không cần phải xay, không cần đánh nhuyễn, tập cho con tập nhai một cách nghiêm túc.

Giai đoạn 9 – 11 tháng tuổi: con đã nhai thành thục hơn và mẹ cho con nếm hầu hết các món ăn của bố mẹ. Tránh món nào nhiều dầu mỡ, cay, nóng.

Mẹ cho con ăn cháo tỉ lệ: 1:3, 1:4

Độ thô của thức ăn: như ruột bánh mỳ.
 

Giai đoạn từ 12 tháng tuổi trở lên: Con đã có thể cắn và nhai. Lúc này, con có thể tự ăn cơm nát, tự cầm thìa và xúc ăn, uống nước trực tiếp từ cốc.

Độ thô của thức ăn: gần giống của bố mẹ. Con cũng có thể cắn và nhai gần giống như người lớn. Tuy nhiên, chưa thể bằng được 100%.

Tập cho con cùng bữa với bố mẹ.

Lưu ý: con có thể ăn bốc và làm bẩn nhà, bẩn mặt, bẩn quần áo,... mẹ vẫn cố tươi cười khuyến khích con tập ăn.
 
(Ảnh Webtretho)

Giai đoạn này, mẹ có thể bắt đầu nêm nếm gia vị mặn nhạt cho con, chỉ một chút thôi. Không nên cho con ăn món có quá nhiều dầu mỡ.

Kỳ sau: Demo menu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho con theo từng tháng tuổi

Mẹ bé Mun

Chia sẻ