Điếng người vì câu nói của con

,
Chia sẻ

Khi chị Minh bảo Bống (5 tuổi) tới giờ đi ngủ rồi, Bống càu nhàu rồi đáp trả: "Mẹ thật là ngu ngốc". Chị sững sờ không hiểu con gái học đòi ở đâu "cách" mắng mẹ như thế.

Không chỉ trường hợp của chị Minh mà rất nhiều bà mẹ than phiền con cái hay cãi lại, nói lại thậm chí là mắng mẹ. Đó có phải là biểu hiện của hỗn láo hay bé đang có rắc rối về tâm sinh lý trong độ tuổi này?
 

Tại sao bé lại phản ứng như thế?
 
Khi bé cãi lại, nói lại bạn kèm theo sự giận giữ, dỗi hờn, sợ hãi và tổn tương là lúc bạn cần quan tâm. Dĩ nhiên, thật khó khi không phản ứng hoặc trừng phạt những hành động mà bạn cho là hỗn láo đó. Nhưng hãy bình tĩnh, đừng vội đánh vào mông bé cho chừa thói cãi ngang mà hãy dạy bé cách biểu hiện cảm xúc theo hướng tích cực hơn, có thể chấp nhận được.
 
Bạn cần phải làm gì?
 
Giữ cho bạn điềm tĩnh. Đừng phản ứng thái quá với những lời nói hỗn hào từ bé hoặc xung đột với bé chỉ vì bé chưa biết chọn lời lẽ gì cho thích hợp với tình huống đó và tuôn ra những câu làm bạn chết ngất. Nhưng không phản ứng mà phớt lờ thì cũng không được.
 
Cách tốt nhất dạy bé mầm non nói chuyện một cách kính trọng là bạn hãy chỉ cho bé cách diễn đạt tốt hơn. Trong trường hợp chị Minh trên, bạn có thể xử lý theo cách: “Mẹ nghĩ là con nên diễn đạt lại suy nghĩ của mình theo cách khác thì tốt hơn. Nếu con nói thế, con là một cô bé không ngoan”.
 
Xử lý bằng hành động. Nếu bé tự dưng cáu kỉnh, đừng mắng mỏ, giáo huấn hoặc nói chuyện với bé về điều đó nhiều mà hãy thể hiện bằng hành động.
 
Ví dụ, khi bạn cùng bé đang chơi game trên máy tính, bé quát to: “Con không ngã, mẹ đúng là bù nhìn” thì bạn nên nhẹ nhàng nhưng cương quyết: “Nếu con nói hư như vậy thì mẹ không chơi nữa”. Nếu bé tiếp tục, hãy kết thúc trò chơi ngay lập tức. Rời khỏi phòng và nói: “Chúng ta sẽ nói chuyện và tiếp tục chơi nếu con nói những lời đẹp hơn, không hỗn láo”.
 

Trong trường hợp, bé và bạn đi siêu thị và bé lại tuôn ra hàng tràng những lời nói hỗn láo, bạn sẽ làm gì? Hãy đánh vào mong muốn của trẻ. Ví dụ, chúng muốn mua một quyển truyện tranh mới nhất, bạn có thể ra điều kiện: “Nếu con cứ tiếp tục những lời nói xấu xí như vậy thì sẽ không có quyển tranh truyện nào hết, TV cũng không, đi chơi lại càng không”.

Cho bé nhiều lựa chọn. Nếu bé mầm non không có quyền lựa chọn những gì bé thích hoặc đang muốn có thì bé sẽ có thái độ phản ứng mỗi khi bạn đưa ra ý kiến. Vì thế, hãy đưa cho bé nhiều cơ hội mà bé có thể lựa chọn. Ví dụ: “Con thích mặc cái áo nào?”, “Con muốn ăn gì?”…

Đưa ra một đường giới hạn. Bé nhà bạn có hiểu điều gì được phép nói, điều gì được phép không?

Ở bên cạnh bé. Hãy cho bé biết là bạn quan tâm tới mỗi lời nói, cảm xúc của bé và cách bé thể hiện nó ra như thế nào.

Theo Eva
Chia sẻ