Để bé không bắt nạt người khác

,
Chia sẻ

Kể cả khi chính con mình bị bắt nạt thì các bậc phụ huynh cũng nên bình tĩnh và hãy giúp bé nhận ra bắt nạt là một hành vi xấu

Khi bé hay giở trò bắt nạt

 

Trẻ con thường hay bắt nạt bằng cách đánh hay cắn những trẻ khác bằng hoặc nhỏ tuổi hơn. Điều này làm cha mẹ cảm thấy phiền muộn và đôi lúc bực bội. Về bản chất, trẻ khoảng 2-3 tuổi chưa phải là kẻ ngổ ngáo vì ở độ tuổi này, trẻ chưa hiểu được cảm xúc của người khác, vì thế chúng không cố tình làm cho người khác phải phiền lòng.

 

Trẻ thường hành động theo kiểu nhân quả - “Nếu mình làm thế này, thì sẽ thế nào nhỉ?”. Vấn đề ở chỗ, chúng không có kỹ năng để xử sự một cách hợp lý mà hành động theo những gì chúng có, có thể là để tự khẳng định mình.

 

Nhưng không phải cứ ngồi đó mà nhìn trẻ có những hành vi xấu. Nếu bạn không can thiệp kịp thời, trẻ từ sự vô thức sẽ biến thành kẻ bắt nạt thật sự.

 

Làm gì khi con bạn đánh hoặc cắn người khác

 

Khống chế trẻ một khoảng thời gian. Nếu bạn nhìn thấy con cắn, đánh hay khạc nhổ vào người khác, ngăn chặn ngay lập tức. Hãy nói thật bình tĩnh, và nếu con không nghe, hãy giữ con bên cạnh không cho chơi nữa và nói: “Con đang làm việc không tốt, mẹ phải giữ con đến khi bình tĩnh lại”.

 

Đừng bắt con giải thích. Điều đó không có nghĩa bạn không đi tìm nguyên nhân của vấn đề. Nếu hai đứa đang rứt tóc nhau chỉ vì tranh nhau cái xích đu, hãy ngăn chặn và tách hai đứa ra trước, sau đó cho chúng chơi xích đu lần lượt từng đứa một. Điều đó làm cho chúng thấy là chúng đang ở trong một thế giới chung, và nếu chúng nói với người lớn khi cảm thấy bất công hoặc thất vọng thì người lớn sẽ xử lý cho chúng.

 

Đừng mất kiểm soát. Một số trẻ muốn được người khác phải chú ý đến mình, dù đó có thể là sự chú ý tiêu cực. Vì thế nếu bạn hành động một cách lập dị sẽ càng kích động chúng (“Wow, mẹ nổi điên rồi đây”) và trẻ sẽ cố tình lặp lại hành động.

 

Gắn hành vi của trẻ với cảm giác của người khác. Trẻ nhỏ chưa nhận thức được hành vi của chúng ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Phải cho chúng biết cảm giác của bạn nó khi bị đánh là như thế nào: “Con làm thế bạn ấy rất đau đấy”. Nói cho trẻ biết nhường nhịn rất khó nhưng đánh người khác là điều sai trái.

 

Giúp trẻ bình tĩnh lại. Khi không giữ được bình tĩnh thì trẻ cũng thất vọng giống như người lớn. Sau khi đã đủ bình tĩnh lại, hãy nói chuyện với trẻ một cách thoải mái và đồng cảm. “Mẹ biết thật là tệ khi con phải thất vọng như thế, và lại còn làm người khác thất vọng nữa”. Điều đó sẽ giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình và hiểu vấn đề hơn.

 

Đừng bắt buộc con phải chơi với ai đó. Đôi lúc, trẻ chơi với bạn này và không chơi với bạn kia. Đó là điều bình thường trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Việc cả đám trẻ đồng thuận với con bạn không chơi với một kẻ nào đó có nghĩa cả nhóm đó cảm thấy mình là những người đặc biệt. Giải pháp: Đợi khi không có mặt đám bạn kia, hãy nói với con là bạn đã nhìn thấy những gì xảy ra, và rằng thật không tốt khi con hành xử như vậy.

 

Dạy con cách giải quyết vấn đề. Dùng những trò vui nhộn để tạo kỹ năng giải quyết cho trẻ. Bạn đóng giả là một trẻ khác và dành lấy đồ chơi yêu thích của con. Dạy con nói những câu như “Đó là đồ của tớ, hãy trả lại cho tớ!”, và nếu không có tác dụng, dạy trẻ nhờ cậy người lớn. Cố gắng thực hành nhiều lần, chắc chắn bạn sẽ có một đứa trẻ ngoan.

 

Tại sao trẻ cần xin lỗi?

 

Khi bạn nghe trẻ lầm bầm nói câu xin lỗi mà không tỏ ra hối lỗi gì cả, bạn có thể nghĩ rằng dạy trẻ từ đó không có ý nghĩa lắm. Có thể là vậy, nhưng không sớm khi khuyến khích trẻ thực hành câu xin lỗi. Trẻ sẽ dần dần hiểu ra xin lỗi có ý nghĩa gì. Giải thích cho trẻ thật tệ khi làm ai đó bực mình, nhưng quan trọng là cho mọi người hiểu là mình rất tiếc khi làm việc đó.

 

Khi con bạn là nạn nhân

 

Bạn đang nhìn thấy đứa trẻ khác đang cắn ngập răng vào tay con mình, và mẹ nó không can thiệp gì. Trong khi bạn không thể bảo bà mẹ kia phải dạy dỗ con mình như thế nào, bạn có thể hành động mà không phải tỏ ra chống đối người mẹ kia.


Trước tiên, tuyên bố vấn đề thật đơn giản. “Con chị đang cắn con tôi, chị giúp tôi với?”. Khi cả hai đứa đã bình tĩnh lại, khuyến khích chúng làm cái gì đó độc lập với nhau trước. Chẳng hạn nói, “Để xem cả hai đứa có thể xây cho mẹ lâu đài cát không nào!”. Nếu trẻ mải làm cái gì đó thú vị và tích cực, chúng sẽ không để ý thù địch nhau nữa.


Và nếu không có tác dụng? Hãy rời đi nếu mọi thứ trở nên quá căng thẳng. Nếu người mẹ khác nghĩ rằng cắn không phải là vấn đề gì to tát thì những đứa trẻ cũng không nên chơi với nhau nữa. Tuy nhiên, đa số các trường hợp những người mẹ sẽ cảm thấy thật tồi tệ về hành vi của con mình và sẽ cố gắng ngăn chặn.

 

Khang Duy (Theo Parents)

Chia sẻ