Dạy trẻ tính lạc quan ngay từ nhỏ

,
Chia sẻ

Hãy khen thật nhiều khi trẻ có một hành động tốt. Nếu thường xuyên bị trách mắng chúng sẽ trở nên trầm lặng và bi quan.

Vui vẻ là thiên tính của mỗi đứa trẻ, nhưng do áp lực hay do một lý do nào đó không phải trẻ nào cũng có được tính cách vui vẻ.

Trong một gia đình quá cưng chiều, trẻ có thể vui vẻ lúc đó, nhưng khi trưởng thành, do thiếu đi khả năng và tính cách độc lập, gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề, rất dễ rơi vào trạng thái phiền muộn. Để tuổi thơ và cả khi các bé trưởng thành đều vui vẻ không phải là chuyện dễ.

Mang đến cho trẻ một điều kiện sống vật chất cần thiết, dinh dưỡng đầy đủ, bảo đảm sức khoẻ. Đây là điều kiện cần để trẻ có được sự vui vẻ. Chỉ khi khoẻ mạnh trẻ mới có thể vui vẻ sống và học tập.

Thường xuyên khẳng định những tiến bộ của trẻ khiến trẻ tràn đầy tự tin. Khi trẻ tỏ ra rất xuất sắc các bậc phụ huynh nên dùng lời nói, hành động hoặc ánh mắt để khích lệ. Không nên thường xuyên trách mắng, thậm chí là soi xét, nếu trẻ thường xuyên bị phê bình, đánh mắng, tính cách cảu chúng sẽ rất trầm lặng và bi quan.
 
Lạc quan là một trong những tính cách để trẻ thành công khi lớn lên.

Cho dù trẻ rất nghịch hoặc không nghe lời cũng phải giữ lấy tâm hồn cho trẻ, nhẫn nại đợi trẻ thay đổi dần dần. Thường xuyên đánh mắng không những không thay đổi đựoc trẻ mà còn làm cho tính cách của trẻ càng xấu hơn.

Nên giáo dục một cách chính diện: Khi muốn dạy dỗ con bạn nên nói câu: “Con ngồi xuống đi”, chứ không nên nói câu: “Đừng có làm loạn”, nên nói câu: “Tranh của con vẽ rất đẹp, nếu khuôn mặt chỉnh cân đối sẽ đẹp hơn nhiều.”, không nên nói: “Bức tranh của con, lộn xộn, giống cái gì vậy?” Nếu bạn dùng cách này trẻ sẽ cho rằng bạn thật sự muốn tốt cho chúng và thấy rất vui vẻ, hào hứng, rất dễ tiếp nhận những lời khuyên của bạn. Nếu không chúng sẽ cho rằng bạn có ý soi xét chúng, hoặc cho rằng bạn không yêu chúng, ghét chúng vì thế trẻ không chịu nghe lời.

Trong quá trình dạy trẻ nên thiên về hướng dẫn, chỉ bảo, không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho trẻ, hoặc làm hộ trẻ. Việc học của trẻ hãy dựa vào những hoạt động vui chơi, giúp trẻ vừa chơi vừa học. Thông qua những trò chơi giúp trẻ nắm được các kiến thức, quy luật. Hoặc thông qua những câu chuyện để giúp trẻ bổ xung kiến thức bởi chúng sẽ rất thích nghe kể chuyện, trong vô hình chung sẽ nắm kiến thức một cách rất tự nhiên.

Luôn giữ cho không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm là điều vô cùng quan trọng để giúp trẻ có một tính cách vui vẻ thoải mái.

Thanh Nga
Theo JC
Chia sẻ