Có nên cho con tiền khi đến lớp?!

Theo TGPN,
Chia sẻ

Thương và mong con luôn đầy đủ là bản năng của cha mẹ. Tuy vậy, nếu cứ mang tiền cho con khi còn quá nhỏ có thể là một sai lầm và khi nhận thấy có thể là đã muộn.

Ngày họp phụ huynh đầu năm học mới ở lớp 1C của một trường tiểu học ở quận 3, TPHCM, sau khi nghe cô giáo chủ nhiệm thông báo: “Một số em thường mang theo rất nhiều tiền khi vào lớp” thì mọi người cứ “ngớ” ra. Từ hàng ghế bên dưới, nhiều tiếng xì xầm bàn tán: “Ai lại cho con nhiều tiền đi học thế nhỉ? Như vậy khác nào làm hư con”. Nhưng cũng có ý kiến khác: “Thì cho con chút tiền ăn quà, có đáng gì đâu!”…

Nhiều ý kiến “trái chiều” nên một số phụ huynh không biết phải nghe ai, ai cũng có tình, có lý. Mang câu hỏi ấy đặt lên bàn giáo viên chủ nhiệm, cô Xuân Hạnh chia sẻ: “Cha mẹ cho con tiền không hoàn toàn sai. Ví dụ: Cho con tiền để trẻ vào cửa hàng tự mua 1 món gì đó nhằm tập tính tự lập, mạnh dạn; hoặc cho con tiền giúp đỡ người khác để dạy con lòng nhân ái... Tuy nhiên, số tiền cho trẻ phải phù hợp với lứa tuổi và có mục đích rõ ràng khi sử dụng”.
 

Là giáo viên tiểu học có nhiều năm kinh nghiệm, nhất là khối lớp 1, cô Hạnh từng chứng kiến những câu chuyện bi hài cũng chỉ vì trẻ tiêu tiền. Đó là trường hợp cha

Thông tin cho các bà mẹ

Theo cô giáo Xuân Hạnh (quận 3, TPHCM), tâm lý của học sinh lớp 1 rất đơn giản, thích được quan tâm, thích được khen, dễ bắt chước nhưng cũng dễ bị tác động. Vì thế, phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen sai đâu sửa đó và thường xuyên kể cho trẻ nghe gương những người tốt, phân tích cho trẻ thấy điều tốt - xấu. Nếu làm điều tốt sẽ đem nụ cười đến cho người khác, làm điều xấu là mình đã hại người ta…

Học sinh lớp 1 dễ tác động, dễ dạy bảo nhưng cũng dễ quên. Muốn dạy con trong lứa tuổi này, phụ huynh cần quan tâm đến những suy nghĩ của con, trẻ nghĩ gì và hiện thực hóa ý nghĩ đó ra sao. Phải uốn nắn kịp thời những suy nghĩ lệch lạc của con bằng cách: Giải thích cho đến khi trẻ hiểu đúng - sai; Phân tích điều đó; Đưa ra một hướng giải quyết, hướng thực hiện cho trẻ; Giúp trẻ thực hiện để trẻ có lòng tin vào việc làm đúng. Quan trọng là những việc này phải được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tháng, nhiều tháng trong năm và nhiều năm trong cuộc đời của trẻ.

mẹ quản lý tiền chưa chặt chẽ, bé lấy tiền trong tủ của ba mẹ là chuyện thường ngày. Khi vào trường, bé đem mua quà vặt, tiền thối thì… phân phát cho các bạn và bị cô giáo phát hiện.

Tuy nhiên, khi cô giáo thông báo cho phụ huynh, không phải ai cũng nhiệt tình hợp tác. Cô Hạnh kể tiếp: “Có phụ huynh bất hợp tác và cho rằng con họ chỉ mới vi phạm lần đầu, hoặc cha mẹ cho tiền để con ăn quà, không đáng bao nhiêu! Thậm chí có phụ huynh còn bào chữa cho con, nói rằng chính mình đã khuyến khích con tiêu tiền?!”. 
 
“Ở bậc tiểu học, phụ huynh cho con tiền với giá trị lớn để tiêu xài theo nhu cầu là không nên”, cô Hạnh khẳng định. Nguyên nhân là các cháu chưa hiểu hết giá trị của đồng tiền, chỉ thấy tiền mang đi đâu cũng có thể mua được hàng là thích rồi. Cha mẹ không nên tập cho trẻ thói quen tùy ý xài tiền khi tuổi còn quá nhỏ, điều này rất nguy hiểm. Đã có trường hợp, sáng nào phụ huynh cũng cho con tiền. Hôm thì 20.000đ, 30.000đ... thích bao nhiêu cho bấy nhiêu. Cho đến lúc đã thành thói quen, không cho không được. Trong khi đó, trẻ con cũng như người lớn, nhu cầu "hôm sau cao hơn hôm trước", thế là “cung” không đủ “cầu” và sinh ra việc “mượn tạm”. Như vậy, vô tình ba mẹ đã làm hư con.

Một vấn đề khác cần quan tâm là việc cha mẹ cứ đem tiền bày trước mặt con, vô tình cho trẻ hiểu rằng: Ba mẹ có rất nhiều tiền và chuyện được tiêu xài là đương nhiên. Từng có trẻ đến lớp khoe với cô giáo: “Nhà con giàu lắm, tủ của ba con có mấy cục tiền, con nhìn thấy nè!” hay “Mẹ con có rất nhiều tiền, của ba con đưa đó!”…

Vì thế, câu trả lời là: Không nên cho con tiền khi đến lớp và cha mẹ cũng tránh để con nhìn thấy quá nhiều tiền trong nhà, dễ hình thành tâm lý thích tiền, ham vật chất khi trẻ còn nhỏ.
 
 
Chia sẻ