Chậm nói ở bé và những điều mẹ nên tham khảo
Một bà mẹ lo lắng hỏi: "Bé trai nhà tôi sắp được 3 tuổi nhưng chỉ nói được vài từ không rõ nghĩa...".
Khi tôi đưa ra một từ, yêu cầu bé bắt chước thì bé không thể nói theo một cách rõ ràng. Các kỹ năng khác như vận động, cảm xúc, trí tuệ của bé đều bình thường. Có vấn đề gì với bé không?
Gợi ý tư vấn từ chuyên gia:
Bé gần 3 tuổi mà chậm nói thì không thể coi là bình thường (có vấn đề trục trặc trong quá trình phát triển của bé). Bởi vì, ở độ tuổi xấp xỉ lên 3, các bé có thể nói được khoảng 600 từ vựng (80% số từ đó có nghĩa hoặc người nghe hiểu được).
Tình trạng bé nhà bạn được xếp vào nhóm bé chậm nói. Nhóm bé này được đánh giá theo tiêu chí: Bé 3 tuổi nói được dưới 200 từ; bé không biết cách đặt câu ngắn; 50% số từ của bé không có nghĩa...
Phân loại chậm nói ở bé
Chậm nói được chia làm 2 loại: đơn thuần và tự kỷ.
- Chậm nói đơn thuần là do bé bị rối loạn trong phát triển ngôn ngữ.
- Chậm nói tự kỷ có liên quan các dấu hiệu khác như bé không hiểu ngôn ngữ, sống tách bạch với thế giới riêng…
Ảnh minh họa
Nguyên nhân của chậm nói ở bé
- Bé bị mất thính lực.
- Bé chậm phát triển tâm thần.
- Nhóm nguyên nhân khác như di truyền; bé bị chấn thương sọ não; động kinh; dị tật cơ quan phát âm; viêm thanh quản, viêm tai giữa…
Các yếu tố khiến làm chậm quá trình ngôn ngữ của bé:
- Bé ngồi xem tivi quá nhiều; cha mẹ hay người thân ít nói chuyện với bé…
- Bé suy dinh dưỡng, bị bố mẹ bạo hành… cũng dễ có nguy cơ chậm nói.
- Bé trai thường phát triển khả năng nói châm hơn các bé gái.
Điều trị
Trường hợp này, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo một bảng theo dõi sự tăng trưởng ngôn ngữ ở bé; ví dụ: số từ bé nói được trong một ngày; số từ có nghĩa là bao nhiêu; bé có biết đặt câu ngắn hoàn chỉnh không; người ngoài có hiểu bé nói gì không…
Bé chậm nói vẫn có trí tuệ, khả năng thính giác, cảm xúc xã hội… bình thường như các bé khác. Trường hợp bé nhà bạn, bác sĩ có thể can thiệp theo các mức độ sau.
- Trước tiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách giao tiếp với bé thông qua đồ chơi hoặc các hoạt động giải trí khác.
- Thứ hai, bác sĩ vẫn khuyến khích cha mẹ để bé đi mẫu giáo như bình thường. Tuy nhiên, bạn nên phối hợp cùng cô giáo trong trường của bé để thúc đẩy ngôn ngữ cho bé.
- Cuối cùng, nếu bé không có dấu hiệu tiến bộ, bạn hẵng nghĩ đến một lớp học đặc biệt.
Song song với những biện pháp trên, bác sĩ cũng có thể thăm khám và chữa trị những trục trặc về sức khỏe, gây cản trở phát triển ngôn ngữ ở bé.
Bạn cũng nên dành nhiều thời gian vui chơi với bé. Có thể đọc sách, truyện tranh để kích thích ngôn ngữ cho bé. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát thời gian bé xem tivi (bao gồm cả thời lượng bé sử dụng máy vi tính). Bạn nên cùng bé xem phim hoạt hình và bình luận về những tình tiết trong bộ phim. Việc này giúp bé xây dựng phản xạ qua những gì bé nghe được từ tivi và bố mẹ.
Bạn nên dạy bé nói từng câu 1 từ; dần dần, nâng lên câu 2-3… từ với bé. Chỉ nên dạy bé trong không khí thoải mái, vui vẻ. Bạn nên tránh nói nhanh, nói ngọng, tránh quát mắng bé (vì bé chưa nói được nên nếu bạn càng mắng, bé càng khó phát âm hơn).
Bạn nên dạy bé nói gắn với những hình ảnh cụ thể, cảm xúc hào hứng để bé yêu thích ngôn ngữ hơn. Hàng ngày, bạn có thể cùng bé gọi tên các loại thức ăn; gọi tên các đồ vật xung quanh nhà; chỉ dẫn cho bé thấy các hiện tượng thiên nhiên ngoài trời; đặt cho bé những câu hỏi đơn giản và trao phần thưởng khi bé trả lời đúng…
Gợi ý tư vấn từ chuyên gia:
Bé gần 3 tuổi mà chậm nói thì không thể coi là bình thường (có vấn đề trục trặc trong quá trình phát triển của bé). Bởi vì, ở độ tuổi xấp xỉ lên 3, các bé có thể nói được khoảng 600 từ vựng (80% số từ đó có nghĩa hoặc người nghe hiểu được).
Tình trạng bé nhà bạn được xếp vào nhóm bé chậm nói. Nhóm bé này được đánh giá theo tiêu chí: Bé 3 tuổi nói được dưới 200 từ; bé không biết cách đặt câu ngắn; 50% số từ của bé không có nghĩa...
Phân loại chậm nói ở bé
Chậm nói được chia làm 2 loại: đơn thuần và tự kỷ.
- Chậm nói đơn thuần là do bé bị rối loạn trong phát triển ngôn ngữ.
- Chậm nói tự kỷ có liên quan các dấu hiệu khác như bé không hiểu ngôn ngữ, sống tách bạch với thế giới riêng…
Ảnh minh họa
Nguyên nhân của chậm nói ở bé
- Bé bị mất thính lực.
- Bé chậm phát triển tâm thần.
- Nhóm nguyên nhân khác như di truyền; bé bị chấn thương sọ não; động kinh; dị tật cơ quan phát âm; viêm thanh quản, viêm tai giữa…
Các yếu tố khiến làm chậm quá trình ngôn ngữ của bé:
- Bé ngồi xem tivi quá nhiều; cha mẹ hay người thân ít nói chuyện với bé…
- Bé suy dinh dưỡng, bị bố mẹ bạo hành… cũng dễ có nguy cơ chậm nói.
- Bé trai thường phát triển khả năng nói châm hơn các bé gái.
Điều trị
Trường hợp này, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo một bảng theo dõi sự tăng trưởng ngôn ngữ ở bé; ví dụ: số từ bé nói được trong một ngày; số từ có nghĩa là bao nhiêu; bé có biết đặt câu ngắn hoàn chỉnh không; người ngoài có hiểu bé nói gì không…
Bé chậm nói vẫn có trí tuệ, khả năng thính giác, cảm xúc xã hội… bình thường như các bé khác. Trường hợp bé nhà bạn, bác sĩ có thể can thiệp theo các mức độ sau.
- Trước tiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách giao tiếp với bé thông qua đồ chơi hoặc các hoạt động giải trí khác.
- Thứ hai, bác sĩ vẫn khuyến khích cha mẹ để bé đi mẫu giáo như bình thường. Tuy nhiên, bạn nên phối hợp cùng cô giáo trong trường của bé để thúc đẩy ngôn ngữ cho bé.
- Cuối cùng, nếu bé không có dấu hiệu tiến bộ, bạn hẵng nghĩ đến một lớp học đặc biệt.
Song song với những biện pháp trên, bác sĩ cũng có thể thăm khám và chữa trị những trục trặc về sức khỏe, gây cản trở phát triển ngôn ngữ ở bé.
Bạn cũng nên dành nhiều thời gian vui chơi với bé. Có thể đọc sách, truyện tranh để kích thích ngôn ngữ cho bé. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát thời gian bé xem tivi (bao gồm cả thời lượng bé sử dụng máy vi tính). Bạn nên cùng bé xem phim hoạt hình và bình luận về những tình tiết trong bộ phim. Việc này giúp bé xây dựng phản xạ qua những gì bé nghe được từ tivi và bố mẹ.
Bạn nên dạy bé nói từng câu 1 từ; dần dần, nâng lên câu 2-3… từ với bé. Chỉ nên dạy bé trong không khí thoải mái, vui vẻ. Bạn nên tránh nói nhanh, nói ngọng, tránh quát mắng bé (vì bé chưa nói được nên nếu bạn càng mắng, bé càng khó phát âm hơn).
Bạn nên dạy bé nói gắn với những hình ảnh cụ thể, cảm xúc hào hứng để bé yêu thích ngôn ngữ hơn. Hàng ngày, bạn có thể cùng bé gọi tên các loại thức ăn; gọi tên các đồ vật xung quanh nhà; chỉ dẫn cho bé thấy các hiện tượng thiên nhiên ngoài trời; đặt cho bé những câu hỏi đơn giản và trao phần thưởng khi bé trả lời đúng…