Bệnh bạch hầu

,
Chia sẻ

Bệnh bạch hầu (Diphtheria) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu. Trẻ bị nhiễm căn bệnh này có nguy cơ tử vong rất cao.

Trẻ em sống ở các vùng nông thôn hoặc vùng dân cư đông đúc  không đảm bảo về mặt vệ sinh rất dễ bị mắc căn bệnh nguy hiểm này. Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh cũng có nguy cơ bị mắc bệnh rất cao. Đây được xem là một căn bệnh vô cùng phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Các triệu chứng

1.Các biểu hiện ban đầu thường là đau họng rất đến khó thở và nhanh chóng có những  cơn sốt nhẹ.

2. chán ăn vì bị đau cổ họng. Nguyên nhân là do các độc tố được sản xuất ra từ loại vi khuẩn này có tác động xấu đến mũi và cổ họng khiến bộ phận này khó thở hay cảm và cảm thấy đau khi nuốt.

3. Cảm giác khó thở, và ăn uống khó khăn tăng lên dần khi ở vào các giai đoạn muộn hơn của bệnh.

4. Khó thở cũng có thể là vấn đề làm cho trẻ  bị hoa mắt hay giảm thị lực.

5. Da trở lên xạm đen kèm theo các dấu hiệu khác cũng gia tăng như hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.

Nếu không có cách khắc phục các dấu hiệu trên thì các độc tố của vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu, gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, phổi, hệ thần kinh trung ương và thậm chí nó có thể gây rối loạn nhịp đập của tim. Nó cũng khiến phổi hoạt động bất bình thường, làm ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp của trẻ và làm rối loạn chức năng của cơ thể.

Khả năng lây nhiễm của bệnh

Bạch hầu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, có thể dễ dàng  truyền từ người này qua người khác. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể lây cho người khác dễ dàng qua không khí  khi người bệnh ho hay hắt hơi hoặc thậm chí qua tiếp xúc nói chuyện trực tiếp.

Những người bị bạch hầu cần được cánh ly với mọi người và các thành viên trong gia đình. Tất cả người nhà hay mọi người đến tiếp xúc thăm hỏi bệnh nhân cần được xác định là đã được miễn dịch với căn bệnh này, đồng thời phải sử dụng khẩu trang và các biện pháp bảo vệ khác để phòng chống loại vi khuẩn này.

Người nhiễm vi khuẩn có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh mặc dù họ không có các biểu hiện bên ngoài hay các dấu hiệu khác của bệnh bạch hầu. Thời gian khi có sự xâm nhập vi khuẩn vào đến khi bị nhiễm bệnh khoảng từ 2 đến 4 ngày.

Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh bạch hầu

1.Kiểm tra các biểu hiện chính ở cổ họng được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu bệnh học để xác nhận sự có mặt của vi khuẩn này chính là tác nhân chính gây bệnh bạch hầu.

2. Việc chẩn đoán, khám và điều trị các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh là không hoàn toàn giống nhau ở các bệnh nhân.

Xử trí

1. Đây là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao và biện pháp được áp dụng đối với những bệnh nhân này, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ là phải  cách ly đặc biệt tại một khu riêng biệt trong bệnh viện.

2. Khi  bệnh đã được phát hiện và xác nhận thì tất cả các thông tin có liên quan đến bệnh cần được báo ngay cho các cơ quan của chính phủ liên quan như bộ y tế hay trung tâm y tế dự phòng để triển khai các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự phát tán, lây lan của căn bệnh nguy hiểm này.

3. Bệnh nhân bị nhiễm các độc tố do vi khuẩn bạch hầu tạo ra  cần nhanh chóng được điều trị để độc tố đó không nhiễm vào máu. 

4. Bệnh nhân cần điều trị một cách dứt điểm bằng loại kháng sinh phù hợp theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

5. Trong trường hợp độc tố của vi khuẩn đã xâm nhập vào các cơ quan của cơ thể như tim, phổi, hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân cần được điều trị tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ nhằm phục hồi chức năng hoạt động của các cơ quan trên.

6. Đối với bệnh nhân ở các khu cách ly đặc biệt của bệnh viện, họ cũng sẽ được dùng thuốc theo sự chỉ định và giám sát của bác sĩ trong vòng từ nửa tháng cho tới một tháng.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ. Vắc xin DTP hay DTaP là loại vắc xin kết hợp phòng chống 3 loại bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván. Vắc xin này được dùng cho trẻ từ 2,4 và 6 tháng tuổi.
 
Theo EVA

 

Chia sẻ