5 mẹo đơn giản “dụ” bé thử món mới
Bé nhất quyết không chịu thử món mới dù bạn đã trình bày thật đẹp mắt hay đã tốn biết bao công sức chế biến.
Có không ít bà mẹ luôn đau đầu về việc ăn uống của con. Bạn muốn bé ăn nhiều, và phong phú các loại thức ăn để có thể có đủ nguồn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau bởi điều này là vô cùng quan trọng với sự phát triểu của bé.
Vậy mà bé thì ngược lại, chỉ thích ăn một số loại thức ăn đã trở nên quen thuộc mà không chịu thử các món mới dù bạn đã trình bày thật đẹp mắt hay đã tốn biết bao công sức chế biến. Hãy thử một vài mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện tình hình bạn nhé!
1. Vượt qua rào cản tâm lý
Bạn biết rằng bọn trẻ ghét hầu hết các món mới; tuy nhiên bạn không thể thành công nếu luôn nói hay thậm chí nghĩ rằng “con sẽ không thích món này đâu!”. Nếu không thử, làm sao bạn có thể biết được con có thích hay không?
2. Học cách chấp nhận
Nếu bé không thích món bạn đã mất rất nhiều thời gian để làm ra, hãy học cách chấp nhận điều đó. Hãy hỏi trẻ xem chúng có muốn thử một chút không? Nếu câu trả lời là “Có” thì thật tuyệt! Còn nếu câu trả lời là “Không”? Hãy nhấn mạnh với con rằng: “Con hãy nhớ nhé, con đã nói là không rồi, con sẽ không được đòi và mẹ sẽ không nấu món này trong 1 tuần nữa đâu đấy!”.
Hãy để con nhìn thấy bạn ăn món đó vui vẻ và ngon miệng đến thế nào; và nhất định không cho nếu con đòi mà chỉ vờ như bạn “để dành” lại chút ít cho bữa chiều. Khả năng lớn là bé sẽ tự tìm cách thử món này khi bạn không có mặt đấy!
3. Nguyên tắc “mầm đá”
Hẳn bạn còn nhớ câu chuyện “mầm đá” nổi tiếng. Đối với trẻ, bạn hãy áp nguyên tắc này và cho bé thử món mới vào lúc con thật đói bụng. Hãy cho bé thấy rằng hôm nay sẽ chỉ có món này mà thôi, và trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận món mới cũng như sẽ cảm thấy món ăn này ngon miệng hơn khi đang đói bụng.
4. Bắt đầu với những phần nhỏ
Suy từ chính người lớn mà ra, bạn sẽ cảm thấy thật “choáng” trước một tô cơm hay bún đầy ụ và mất hết cảm giác hứng thú; vậy thì với trẻ cũng tương tự như vậy. Thay vì múc đầy một bát nhỏ, bạn hãy lấy một chiếc bát to và cho phần thức ăn của con vào, nhìn sẽ thấy thật ít và bé sẽ có hứng thú hơn khi nếm thử.
5. Đôi khi chút sức ép lại có tác dụng tốt!
Sức ép ở đây không phải là ép con ăn kiểu: “con ăn thử đi, món này ngon lắm!” hay “phải ăn món này mới lớn nhanh được chứ!”… sẽ chỉ khiến bé thêm mệt mỏi và chán ghét món ăn của mình.
Nếu bé có anh chị cùng ngồi ở bàn ăn, và anh chị của bé cũng đang ăn món đó, bạn hãy chú ý khen anh chị của bé nhé; có khả năng lớn là bé sẽ muốn ăn hơn để cũng được mẹ yêu, mẹ khen giống như anh chị; và để chứng tỏ rằng mình cũng người lớn như anh chị của bé vậy!
Vậy mà bé thì ngược lại, chỉ thích ăn một số loại thức ăn đã trở nên quen thuộc mà không chịu thử các món mới dù bạn đã trình bày thật đẹp mắt hay đã tốn biết bao công sức chế biến. Hãy thử một vài mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện tình hình bạn nhé!
1. Vượt qua rào cản tâm lý
Bạn biết rằng bọn trẻ ghét hầu hết các món mới; tuy nhiên bạn không thể thành công nếu luôn nói hay thậm chí nghĩ rằng “con sẽ không thích món này đâu!”. Nếu không thử, làm sao bạn có thể biết được con có thích hay không?
2. Học cách chấp nhận
Nếu bé không thích món bạn đã mất rất nhiều thời gian để làm ra, hãy học cách chấp nhận điều đó. Hãy hỏi trẻ xem chúng có muốn thử một chút không? Nếu câu trả lời là “Có” thì thật tuyệt! Còn nếu câu trả lời là “Không”? Hãy nhấn mạnh với con rằng: “Con hãy nhớ nhé, con đã nói là không rồi, con sẽ không được đòi và mẹ sẽ không nấu món này trong 1 tuần nữa đâu đấy!”.
Hãy để con nhìn thấy bạn ăn món đó vui vẻ và ngon miệng đến thế nào; và nhất định không cho nếu con đòi mà chỉ vờ như bạn “để dành” lại chút ít cho bữa chiều. Khả năng lớn là bé sẽ tự tìm cách thử món này khi bạn không có mặt đấy!
3. Nguyên tắc “mầm đá”
Hẳn bạn còn nhớ câu chuyện “mầm đá” nổi tiếng. Đối với trẻ, bạn hãy áp nguyên tắc này và cho bé thử món mới vào lúc con thật đói bụng. Hãy cho bé thấy rằng hôm nay sẽ chỉ có món này mà thôi, và trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận món mới cũng như sẽ cảm thấy món ăn này ngon miệng hơn khi đang đói bụng.
4. Bắt đầu với những phần nhỏ
Suy từ chính người lớn mà ra, bạn sẽ cảm thấy thật “choáng” trước một tô cơm hay bún đầy ụ và mất hết cảm giác hứng thú; vậy thì với trẻ cũng tương tự như vậy. Thay vì múc đầy một bát nhỏ, bạn hãy lấy một chiếc bát to và cho phần thức ăn của con vào, nhìn sẽ thấy thật ít và bé sẽ có hứng thú hơn khi nếm thử.
5. Đôi khi chút sức ép lại có tác dụng tốt!
Sức ép ở đây không phải là ép con ăn kiểu: “con ăn thử đi, món này ngon lắm!” hay “phải ăn món này mới lớn nhanh được chứ!”… sẽ chỉ khiến bé thêm mệt mỏi và chán ghét món ăn của mình.
Nếu bé có anh chị cùng ngồi ở bàn ăn, và anh chị của bé cũng đang ăn món đó, bạn hãy chú ý khen anh chị của bé nhé; có khả năng lớn là bé sẽ muốn ăn hơn để cũng được mẹ yêu, mẹ khen giống như anh chị; và để chứng tỏ rằng mình cũng người lớn như anh chị của bé vậy!