Mang thai trong 4 tình huống này đều không được bác sĩ khuyến khích

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Có em bé là niềm hạnh phúc của nhiều người nhưng trong một số trường hợp lại không được bác sĩ khuyến khích mang thai.

Muốn sinh con khỏe mạnh, người mẹ cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ khi mang thai. Đặc biệt, sức khỏe của cả 2 vợ chồng đều ở trong tình trạng tốt nhất thì em bé sinh ra mới khỏe mạnh, thông minh.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai người mẹ cần phải dưỡng thai, khám thai định kỳ để đảm bảo em bé phát triển bình thường. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có thể xảy ra tình huống mang thai ngoài ý muốn, nếu trong hoàn cảnh như vậy mà có thai thì sức khỏe của cả mẹ và bé không được đảm bảo.

4 tình huống mang thai không được bác sĩ khuyến khích

1. Mang thai ngay sau phá thai

Trong một số trường hợp phụ nữ chưa có kế hoạch sinh con, họ chọn cách phá thai. Việc nạo phá thai sẽ gây tổn thương tử cung và buồng trứng nghiêm trọng. Quá trình này cần thời gian dài để hồi phục để đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ.

Mang thai trong 4 tình huống này đều không được bác sĩ khuyến khích - Ảnh 1.

Tuy nhiên, nếu trong thời gian này lại lỡ "dính bầu", tử cung đang rất yếu nên rất khó giữ thai được, dễ bị sảy thai, trường hợp nghiêm trọng còn dẫn tới vô sinh.

Do đó, nếu bạn muốn có con sau khi phá thai, hãy cố gắng chuẩn bị cho việc mang thai ít nhất 6 tháng sau đó và cần phải đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện trước khi có con.

2. Mang thai do dùng biện pháp tránh thai thất bại

Đối với nhiều phụ nữ chưa có kế hoạch sinh con, hầu hết họ sẽ chọn một số biện pháp tránh thai như đặt vòng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc hằng ngày. Tuy nhiên, các biện pháp này không tránh thai được 100%, vẫn có những trường hợp mang thai ngoài ý muốn xảy ra.

Trong trường hợp này, các biện pháp tránh thai có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Người mẹ cần phải tới bệnh viện để tiến hành các kiểm tra có liên quan.

Mang thai trong 4 tình huống này đều không được bác sĩ khuyến khích - Ảnh 2.

3. Mang thai ngoài ý muốn khi bị cường giáp

Nếu phụ nữ bị cường giáp mà mang thai sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu tới thai nhi, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai, sinh non. Trường hợp mang thai ngoài ý muốn khi bị bệnh này, em bé di truyền căn bệnh của mẹ, thậm chí ảnh hưởng tới sự phát triển trí não.

Vì vậy, tốt nhất phụ nữ khi bị cường giáp không nên vội có thai, cần kiểm soát tình trạng bệnh của mình trước, điều này cần thiết vì sức khỏe của em bé.

4. Đang uống thuốc tránh thai

Một số cặp đôi khi kết hôn có thể quên thực hiện các biện pháp tránh thai nên sẽ sử dụng thuốc tránh thai sau khi quan hệ. Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp như thế này có khả năng tránh thai cao nhưng đôi khi cũng có sự cố ngoài ý muốn.

Mang thai trong 4 tình huống này đều không được bác sĩ khuyến khích - Ảnh 3.

Nếu dùng biện pháp tránh thai sau khi uống thuốc tránh thai không thành công hoặc mang thai ngoài ý muốn, cả vợ và chồng phải cân nhắc kỹ lưỡng, con sinh ra trong hoàn cảnh như vậy có thể bị dị tật thai nhi.

Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường của con mình, các cặp vợ chồng không nên để xảy ra các trường hợp mang thai ngoài ý muốn trong 4 tình huống trên. Nếu chẳng may em bé chào đời mang một dị tật nào đó, nó sẽ khiến cả trẻ con và người lớn đều khổ sở.

Vì vậy, muốn sinh con khỏe mạnh thì trước khi mang thai phải thực hiện tốt việc khám sức khỏe tổng quát và làm tốt công tác chuẩn bị mang thai.

Chia sẻ