Khoa học chứng minh: trẻ em nói dối lớn lên thường dễ thành công

Newben,
Chia sẻ

Càng sớm nói dối nhằm mục đích thuyết phục, trẻ lớn lên sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn, đó là kết luận của một cuộc nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy khả năng nói dối khi được hai tuổi là dấu hiệu của bộ não đang phát triển nhanh và có nghĩa là có nhiều cơ hội thành công hơn trong cuộc sống. Họ đã phát hiện ra rằng những lời nói dối càng hợp lý thì trẻ càng có độ nhanh nhạy hơn vào những năm sau đó, cũng như suy nghĩ độc lập. Điều này cũng có nghĩa là trẻ đã phát triển được chức năng điều hành - khả năng nghĩ ra lời nói dối để thuyết phục và giữ lại sự thật trong tâm trí chúng.

"Bố mẹ không nên hoảng hốt khi trẻ nói dối. Hầu hết trẻ em đều như thế. Những trẻ phát triển nhận thức tốt sẽ nói dối khá "ngọt" bởi chúng có khả năng che đậy dấu vết của mình. Chúng rất khéo léo, giỏi tính toán trong tương lai", Tiến sĩ Kang Lee - Giám đốc Viện nghiên cứu trẻ em ở trường Đại học Toronto đồng thời là người thực hiện cuộc nghiên cứu - phát biểu.

Nói dối liên quan đến nhiều quá trình của não như tổng hợp các nguồn thông tin và xử lý chúng theo hướng có lợi cho mình. Nó được liên kết với sự phát triển của các vùng não cho phép chức năng vận hành và suy nghĩ, vận dụng lí lẽ ở cấp độ cao hơn. Tiến sĩ Lee và các cộng sự đã nghiên cứu ở 1.200 trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 16 tuổi. Một phần lớn các trẻ này nói dối nhưng ở những trẻ nào có khả năng nhận thức tốt hơn sẽ nói dối khá hơn.

Noi doi
Những trẻ nào có khả năng nhận thức tốt hơn sẽ nói dối khá hơn. (Ảnh: Internet)

2 tuổi, 20% trẻ nói nói dối và con số này tăng lên 30% ở trẻ 3 tuổi, 90% ở trẻ 4 tuổi. Độ tuổi nói dối nhiều nhất được các nhà khoa học kết luận là ở 12 tuổi khi ở tuổi này, hầu hết trẻ đều nói dối. Nhưng khi đến tuổi 16, con số này lại giảm còn 70%. Bởi khi sắp đến tuổi trưởng thành, người trẻ sẽ học cách nói dối vô hại để tránh làm người khác bị tổn thương.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng không có sự liên quan giữa việc nói dối khi bé với gian lận thi cử hay trở thành người gian dối sau này. Tiến sĩ Lee cho biết, bắt gặp con mình nói dối không phải là điều đáng xấu hổ nhưng là lúc, là thời điểm để dạy dỗ. "Bạn không nên dùng vũ lực với con hay la mắng nhưng nên nói về tầm quan trọng của sự trung thực và mặt tiêu cực của nói dối. Sau 8 tuổi, cơ hội để dạy dỗ con là rất hiếm", Tiến sĩ Lee chia sẻ với Sunday Times.

(Nguồn: telegraph)
Chia sẻ