Hot mom Mie Nguyễn lần đầu chia sẻ về định hướng dạy con "gentle parenting": Từng "phát rồ" nhưng tức giận không phải cách đúng

An Chi,
Chia sẻ

Bà mẹ 1 con đã có những chia sẻ cụ thể về phương pháp cũng như định hướng mà vợ chồng cô áp dụng trong việc nuôi dạy con trai.

Nếu ai theo dõi Mie Nguyễn từ lâu sẽ biết cô là bà mẹ theo xu hướng dạy con nhẹ nhàng, tinh tế và vô cùng thông minh. Cô và chồng luôn cố gắng cùng nhau hướng đến việc làm sao con trở thành một em bé tử tế, biết yêu thương bản thân mình và những người xung quanh. Trải qua gần 2 năm làm mẹ, cựu hot girl cũng tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu. 

Mới đây, Mie Nguyễn lần đầu chia sẻ về định hướng nuôi dạy con trai Maki với phương pháp "gentle parenting" - dạy con bằng tình yêu thương và sự nhẹ nhàng. Nhờ cách này, cô đã giúp bản thân mình và con trải qua những ngày tháng khủng hoảng một cách đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Mie cũng mong các bậc phụ huynh sẽ có thể áp dụng và thấy hiệu quả.  

"Làm gì khi con quấy?

Mình hạn chế share những lúc như thế này nhưng cũng muốn chia sẻ một chút về "gentle parenting" - dạy con bằng tình yêu thương và sự nhẹ nhàng. 

Con mình trộm vía ít quấy, ít tantrum nhưng cảm xúc 2-3 tuổi thì ai làm mẹ cũng hiểu là thất thường như nắng mưa. Dù nhiều lúc muốn phát rồ nhưng mình càng cáu với con thì lại càng đi xa hơn đích đến. Những lúc như thế này, một cái ôm và sự an ủi của mẹ sẽ giúp con tiết chế cảm xúc và sau đó hai mẹ con có thể nói chuyện để con hiểu được cảm xúc của chính mình hơn. 

Mình hay theo các bước:

- Cho con cảm giác an toàn (ôm ấp hoặc cho con không gian riêng). 

- Giải thích cảm xúc của con (con khó chịu, bực mình đúng không?) để con hiểu mình cũng hiểu cảm xúc của con lúc đấy. 

- Giải thích cho con nếu con đã làm sai điều gì. 

- Chuyển sang chuyên mục khác (đi uống sữa) để con tạm quên cảm xúc và hai mẹ con có thể tâm sự sau nếu con quá căng thẳng. 

Trộm vía, sau khi áp dụng từ lúc con bé tới giờ thì con gần như ít quấy khóc, hiểu chuyện hơn và hiểu được cảm xúc của mình cũng như những việc đúng, sai, tốt, xấu. 

Thường mình không quay đâu, sáng nay định kể xấu con với bố nhưng mình thấy cũng sẽ có ích cho các mẹ đang muốn "dấn thân" vào gentle parenting nè. 

Tâm sự của Mie Nguyễn

Đây là cách mình đã lý giải với chồng mình khi quyết định về định hướng "dạy con":

Cách mình đối xử và nói chuyện với con sẽ là cách con nhìn nhận về bản thân. Nếu con chấp nhận những lời nặng nề và những sự cau có từ bé thì khi con lớn lên con cũng sẽ dần chấp nhận là mọi người cũng có quyền đối xử với con như vậy. Vì thế mình sẽ cố gắng thật nhẹ nhàng và cảm thông, để con biết rằng đó là những gì con đáng được có. 

Mình sống trên thế giới này 30 năm rồi, đã trải qua vô vàn tình huống và cả triệu cảm xúc. Nhưng quan trọng là con chưa từng có trải nghiệm đó, thế giới này mới toanh với con, nên mình không thể ép con phải hiểu ngay được những tình huống và cảm xúc trước mắt. Đôi điều chia sẻ từ người mẹ cũng tập 1 bỡ ngỡ, mong rằng sẽ có nhiều em bé happy + high EQ, cũng như sẽ có nhiều bố mẹ áp dụng và thấy hiệu quả", Mie chia sẻ. 

Gentle parenting là phương pháp tập trung vào sự tôn trọng con cái, không quát mắng nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao

Khác với phương pháp dạy con truyền thống, gentle parenting (tạm dịch: Dạy con nhẹ nhàng) khuyến khích cha mẹ hiểu rõ cảm xúc của con, đồng thời áp dụng các quy định, nguyên tắc. Phương pháp này sẽ mang lại kết quả dạy con tốt hơn.

Thay vì dạy con bằng hình phạt, đòn roi, cha mẹ dạy con bằng phương pháp gentle parenting có thể dẫn dắt con bằng sự thấu hiểu. Phương pháp này giúp trẻ tăng sự tự tin và khả năng điều chỉnh cảm xúc, đồng thời làm giảm cảm giác "cạnh tranh quyền lực" giữa cha mẹ và con cái, từ đó cải thiện các mối quan hệ và sự kết nối.

Khi áp dụng các quy tắc với trẻ, cha mẹ cần nghĩ đến những cảm xúc của con và đặt ra giới hạn, ranh giới rõ ràng. Dưới đây là 3 ví dụ về phương pháp dạy con nhẹ nhàng để cha mẹ áp dụng trong thực tế.

Làm thế nào để vừa trở thành cha mẹ "dịu dàng" và "có thẩm quyền"?

Delahooke, một nhà tâm lý học trẻ em nói, không có nghiên cứu nào đủ "phức tạp" để trả lời câu hỏi "phong cách nuôi dạy con cái nào là tốt nhất". Thay vào đó, cha mẹ nên tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của con mình. Điều này sẽ giống như sự kết hợp giữa cách nuôi dạy con cái nhẹ nhàng, nhạy bén và có thẩm quyền lại với nhau.

Giả sử con bạn đang cảm thấy khó chịu vì bạn sắp có một buổi tối hẹn hò mà không có con đi cùng. Đây là cách Delahooke sẽ tiếp cận tình huống này:

1. Giúp con xử lý cảm xúc. Thay vì cứ thế bỏ đi hoặc khiển trách con về phản ứng của mình, cha mẹ nên dành vài phút để điều chỉnh cảm xúc. Thông qua giọng nói, nét mặt và cảm xúc, hãy thể hiện rằng cha mẹ đang rất nhẹ nhàng và quan tâm đến con.

2. Trao quyền: Hãy ngồi xuống với người sẽ chăm sóc con sau khi cha mẹ đi vắng và chỉ cho họ cách phối hợp điều chỉnh sau khi bạn ra khỏi nhà.

3. Vẫn đi hẹn hò. Bạn có thể mất thêm vài phút để chỉ cho con thấy lỗi sai của mình nhưng hành động cuối cùng của bạn giúp xây dựng khả năng phục hồi ở trẻ thông qua phương pháp tiếp cận kết hợp.

Một ví dụ khác là cha mẹ hoàn toàn có thể tỏ lòng đồng cảm với việc trẻ gặp khó khăn khi ra khỏi giường vào buổi sáng bằng cách nói: "Mẹ biết buổi sáng thật khó khăn và con mệt mỏi". Tiếp đến, phụ huynh có thể thiết lập ranh giới và giới hạn, đồng thời mang lại sự an toàn về mặt cảm xúc cho con, ví dụ đưa ra một thời điểm cụ thể để con ra khỏi giường, như "Con có thể nằm thêm 5 phút", "Đúng 7h15 con sẽ ngồi ở bàn ăn sáng nhé"...

Chia sẻ