Hầu hết trẻ bị tiểu đường không hề ... béo

,
Chia sẻ

Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng béo là một trong những biểu hiện của tiểu đường ở trẻ nhưng điều đó lại hoàn toàn sai lầm

Hầu hết trẻ bị tiểu đường không hề béo

 

Tiểu đường tuýp 2, vốn nảy sinh từ bệnh béo phì lại thường xảy ra với người trưởng thành và trẻ độ tuổi đến trường. Còn đối với trẻ nhỏ hơn độ tuổi 6, thủ phạm lại là tiểu đường tuýp 1. Ở Mỹ, trung bình mỗi năm có 3600 trường hợp tiểu đường tuýp 2 ở trẻ độ tuổi đến trường so với 15.000 trường hợp tuýp 1 ở trẻ nhỏ.

 

Hai dạng tiểu đường này rất khác nhau. Ở tuýp 1, rối loạn ở hệ miễn dịch khiến cho nó tiêu diệt nhầm những tế bào khỏe mạnh ở tuyến tụy vốn sản sinh ra insulin. Ở tuýp 2, tụy sản sinh ra nhiều insulin nhưng các tế bào của cơ thể lại không sử dụng được.

 

Trẻ em da trắng có nguy cơ cao hơn

 

Trong khi mọi người tưởng rằng tiểu đường xảy ra nhiều đối với người da màu, thì các nghiên cứu lại cho thấy tới 71% trẻ em là da trắng bị mắc, phổ biến là tiểu đường tuýp 1. Mặc dù trẻ em da màu có tỉ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn, nhưng về tổng thể vẫn thấp hơn trẻ da trắng nhiều.

 

Tiểu đường không phải do ăn quá nhiều đường

 

Trong khi tiểu đường tuýp 2 liên quan tới béo phì, thì đường lại không có tác động lớn vào lượng glucose trong máu bằng các loại carbonhydrat khác có trong gạo và khoai tây. Trẻ bị bệnh không đơn giản chỉ là ăn quá nhiều đường, mà là ăn quá nhiều mọi thứ.

 

Trẻ bị tiểu đường không cần thiết phải tiêm insulin

 

Nhiều trẻ bị tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát được lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm cân và tập thể dục thường xuyên vì những cách này làm cho insulin hoạt động hiệu quả hơn. Nếu các liệu pháp này chưa đủ tác dụng, chúng có thể điều trị bằng thuốc uống. Thậm trí, khi cần bổ sung insulin thì cũng không cần thiết phải tiêm hàng ngày.

 

Dù trẻ bị tiểu đường cảm thấy rất khỏe, nhưng nguy cơ mắc các vấn đề trầm trọng khác là khá cao

 

Giữ cho lượng đường ổn định trong máu là chìa khóa để ngăn chặn nhiều nguy cơ khác nhau. Nếu không, tiểu đường sẽ dẫn đến đau tim, sơ gan, mù lòa, cắt bỏ chân tay và suy thận. Một cơ may cho trẻ là sẽ mất khoảng 10 năm để từ việc mất kiểm soát đường trong máu dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng. Thời gian này đủ để có những điều trị hợp lý và kịp thời.

Môi trường có thể là yếu tố gây ra tiểu đường?

 

Tiểu đường tuýp 1 ở trẻ đang ngày càng lan rộng, thậm trí xảy ra cả ở trẻ dưới một tuổi. Lý do gây ra tiểu đường vẫn là một bí ẩn, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ 3 yếu tố:


Sạch sẽ: May mắn là ngày nay trẻ không bị tiếp xúc nhiều với vi khuẩn như trước, vốn gây ra trục trặc đối với sự phát triển bình thường của hệ miễn dịch.


Tăng cân: Đối với trẻ mà các tế bào sản sinh insulin đã gặp trục trặc, thì sự tăng cân lại càng làm bệnh phát triển nhanh.


Ăn dặm sớm: Trẻ trước 3 tháng tuổi có nguy cơ mắc tuýp 1 mà phải ăn thức ăn rắn như ngũ cốc, làm cho hệ miễn dịch gây hại cho tuyến tụy.

 

Ba triệu chứng tiểu đường

 

Đái dầm, bỉm hoặc tã ướt đẫm một cách bất thường: Cơ thể trẻ phải thải bớt ra lượng đường trong máu, lượng urine tăng lên


Không thể hết khát: Mất nước khiến cơ thể luôn cần nước bổ sung


Sự khử nước: Khô mồm, tuyến lệ khô, mắt trũng là các dấu hiệu cơ thể trẻ không đủ nước.

 

Duy Nam (Theo Parents)

Chia sẻ