"Hại não" với bài tập về nhà dành cho trẻ... 5 tuổi

Thùy Dương,
Chia sẻ

Nếu bạn nghĩ rằng bài tập của các bé 5 tuổi chỉ dừng lại ở “A, B, C” hay “1, 2, 3” thì bạn đã lầm – bài tập về nhà của một em bé 5 tuổi dưới đây có thể khiến cho cả người lớn cũng phải “bó tay”.

Hầu hết các bé 5 tuổi thường rất hiếm khi nhận được “bài tập về nhà”, hay nếu có thì cũng sẽ là những bài tập hết sức đơn giản. Tuy nhiên, Royce Winnick – một bà mẹ sống ở New York – chia sẻ rằng cô đã từng chịu “bó tay” trước bài tập về nhà mà cô con gái 5 tuổi của mình mang về từ trường mẫu giáo.

Hại não với bài tập về nhà dành cho trẻ... 5 tuổi - Ảnh 1.

Tờ bài tập dạy các bé về phụ âm “T” với phần đầu tiên hết sức đơn giản - tập viết chữ cái “T” theo một chữ cái mẫu cho trước. Thế nhưng phần bài tập thứ 2 của tờ bài này khiến Winnick bối rối hơn bao giờ hết. Đề bài yêu cầu “Hãy đánh ra các từ trong hình và viết ra các tiếng mà bạn nghe được”. 3 bức tranh đầu tiên không có gì là khó khăn với các từ “tub” (bồn tắm), “ten” (số mười), “top” (cái cù), thế nhưng đến bức tranh thứ 4, Winnick không thể nghĩ ra từ nào phù hợp với hình minh họa bầy thỏ, đồng thời lại liên quan đến chữ “T”. Mặc dù nghĩ rằng từ đúng nhất với bức tranh này phải là “rabbit” (thỏ), Winnick và con gái vẫn quyết định viết từ “pet” (thú cưng) lên phần trả lời phía dưới.

Hại não với bài tập về nhà dành cho trẻ... 5 tuổi - Ảnh 2.

Khi tờ bài tập được trả về, đáp án của bức hình thứ 4 khiến cô vô cùng bất ngờ - “Hầu hết các bé đều chọn từ “rabbit”, “bunny” (thỏ), hay “pet” (thú cưng) nhưng đáp án chính xác được đưa ra lại là “vet” (bác sĩ thú y)” – bà mẹ Winnick chia sẻ.

Hại não với bài tập về nhà dành cho trẻ... 5 tuổi - Ảnh 3.

Thế nhưng bài tập hóc búa về chữ “T” vẫn chưa phải là bài tập “hại não” duy nhất mà Winnick và cô con gái 5 tuổi gặp phải. Các hình minh họa trong bài tập tương tự về phụ âm “K” thậm chí còn “thiếu liên quan” hơn đến từ được đưa ra trong đáp án. Hai bức tranh phía cuối bài - hình ảnh một gia đình và chân dung một người đàn ông được dùng để minh họa cho hai từ “kin” (họ hàng) và “Ken” (tên riêng).

Winnick nói rằng hiện tại cô giáo của con gái cô đang tìm cách liên lạc với nhà xuất bản cuốn sách để hỏi xem lý do gì khiến họ quyết định dành những câu hỏi “hại não” như vậy cho các bé mẫu giáo.

Nguồn: DM

Chia sẻ