Đừng vô trùng môi trường phát triển của con!

Quang Vũ,
Chia sẻ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp, trào lưu nuôi con, nhưng nhìn chung bà mẹ nào cũng chỉ có một mối quan tâm lớn nhất là giúp con lớn khôn một cách khỏe mạnh và thông minh. Trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn khi được tiếp xúc sớm với mẹ từ những năm đầu đời, không chỉ về mặt cảm xúc mà cả vấn đề dinh dưỡng, miễn dịch.

Vậy làm cách nào để các mẹ thật sự tự tin cho con tự lớn, tự học hỏi và trưởng thành trên hành trình phát triển của mình?

Là chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông đồng thời được biết đến như một bà mẹ hiện đại nổi tiếng về cách chăm sóc và vun vén gia đình, chị Nguyễn Phạm Khánh Vân đã áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trong cách dạy con bằng việc thực hành những kiến thức mới và đạt được những thành công nhất định. Dưới đây là chia sẻ của bà mẹ Khánh Vân về cách giúp con tự lớn, tự học hỏi và trưởng thành.

Buông tay con ra để cơ thể con tự tạo hệ miễn dịch

“Lúc mới sinh con đầu lòng, tôi “ấp” con như cục vàng, hở tý là vác đi bác sỹ, bệnh gì cũng cho uống thuốc, hắt hơi sổ mũi tý là cuống lên, sốt thì không cho con tắm lại còn tắt máy lạnh, viêm họng không cho uống nước đá,… Đến khi con được 7 tuổi, tôi có cơ hội được sang Mỹ, tôi đã tự hỏi: tại sao Mỹ giàu thế, hiện đại thế mà người Mỹ nuôi con nít rất thoải mái, không căng thẳng như mình? Con sốt là ngồi nhà hạ sốt, viêm họng cho uống nước lạnh, sốt cho ăn kem, không dùng đến thuốc men gì.”

Tập cho hệ miễn dịch của trẻ quen với những triệu chứng bệnh nhẹ, giúp cơ thể tự tạo ra miễn dịch kháng các tác nhân gây hại là một trong những điều quan trọng khi chăm sóc con của chị Khánh Vân. Thực tế sau khi chào đời, trong vài năm đầu tiên, hệ miễn dịch của trẻ cũng giống như não bộ, bắt đầu một quá trình “học hỏi” và “tập luyện” qua những lần ốm, những lần tiếp xúc với vi khuẩn để xây dựng hệ thống phòng thủ và trở nên vững vàng.

“Buông con ra ngay để cơ thể con tự tạo miễn dịch, bởi càng ấp, hệ miễn dịch của con càng chết yểu” là cách mà chị Khánh Vân giúp hệ miễn dịch của con khỏe mạnh và được phòng bị tốt hơn. Ngoài việc “ấp” con thì uống kháng sinh cũng là một trong những cách làm giảm hệ miễn dịch của trẻ nhanh nhất, bởi khi cơ thể phụ thuộc kháng sinh, chúng sẽ không thể “bật” cơ chế tự bảo vệ. Nhờ thay đổi cách nuôi con, hai bé sau của Khánh Vân khôn lớn hoàn toàn khỏe mạnh ngay từ khi còn nhỏ.

Đừng vô trùng môi trường phát triển của con! - Ảnh 1.

Xây dựng sức đề kháng vững vàng cho trẻ qua việc “rèn luyện” hệ miễn dịch.

Tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng sữa mẹ

Trẻ con mấy năm đầu thường sẽ cảm cúm vài lần, sổ mũi, sốt cao do viêm họng hoặc siêu vi, đây là những triệu chứng bệnh thông thường bé hay mắc phải. Nếu mẹ đã chích ngừa cho con đầy đủ thì không cần phải lo lắng nhiều, sau mỗi lần bệnh nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ càng khỏe mạnh. Theo Tiến sỹ James Stringham – tại Đại học Y khoa Duke cho biết: “Trẻ dưới 6 tuổi có thể bị cảm cúm từ 6-8 lần/năm, thêm vào đó là những vấn đề táo bón, tiêu chảy và các bệnh thường gặp khác. Điều mẹ cần làm cho trẻ là thông qua dinh dưỡng, xây dựng và hỗ trợ hệ vi khuẩn tốt trong đường ruột, nơi có đến 70% hệ miễn dịch. Đây chính là cách cung cấp cho trẻ một hàng rào bảo vệ, giúp trẻ vượt qua nhanh các đợt bệnh trong quá trình hệ miễn dịch đang tập luyện”.

Có rất nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ như cho trẻ vận động, tiếp xúc sớm với thiên nhiên, chú trọng dinh dưỡng, trong đó quan trọng nhất vẫn là cho trẻ bú mẹ. Khi nghiên cứu về hệ miễn dịch của trẻ hơn 15 năm trước, các nhà khoa học Abbott đã phát hiện, trẻ bú sữa mẹ thường có sức đề kháng tốt hơn so với trẻ sử dụng sữa công thức, một phần nhờ vào một dưỡng chất đặc biệt với tên gọi là Human Milk Oligosaccharide (HMO) – có nhiều thứ ba trong sữa mẹ. Chất này đặc biệt đóng vai trò nền tảng cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ.

HMO có 3 vai trò chính: Thứ nhất, chúng là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi. Thứ hai, HMO có thể chống các tác nhân gây bệnh bám dính. Thứ ba, HMO có thể kích thích các tế bào miễn dịch tiết ra các yếu tố bảo vệ. Các nghiên cứu chuyên sâu chỉ ra rằng HMO giúp giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng nói chung ở trẻ đang lớn.

Trước đây, HMO vốn chỉ có trong sữa mẹ; tuy nhiên, bằng những nghiên cứu đột phá nhất trong thập kỷ qua, Abbott đã lần đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới thành công đưa được HMO vào sữa công thức Similac 2’-FL HMO, rút ngắn sự cách biệt giữa sữa mẹ và sữa công thức.

“Thương con, đừng vô trùng môi trường của con, hãy để cơ thể con tự sống với các chức năng hoàn hảo nhất” - là lời chia sẻ của chị Khánh Vân – “Ba mẹ có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho con tương tự như việc tăng cường kỹ năng sống: phải có trải nghiệm thì mới phát triển được.”

Hãy giúp việc làm mẹ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn để có thể tận hưởng trọn vẹn nhất những hạnh phúc bằng cách chuẩn bị cho mình thật nhiều kiến thức và kĩ năng cùng Similac tại kênh thông tin MẸ CÓ BIẾT nhé!


Chia sẻ