Đứa trẻ bị bỏ rơi, cả phần đời còn lại nó đi tìm sự bù đắp?

Hướng Dương HT,
Chia sẻ

Bác sĩ tâm lý người Canada đã chỉ ra rất nhiều hệ lụy xấu từ việc 1 đứa trẻ bị chấn thương tâm lý thời thơ ấu.

Chấn thương tâm lý thời thơ ấu hay những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu là việc một đứa trẻ trải qua sự kiện đau thương nào đó. Sự kiện ấy khiến sức khỏe tinh thần, thể chất và cả tính mạng của đứa bé bị ảnh hưởng. Không những thế, khi chúng lớn lên, những tổn thương đó vẫn ám ảnh cả đời.

Mới đây, Gabor Maté - bác sĩ và tác giả người Canada, nổi tiếng với những nghiên cứu về sự phát triển và chấn thương thời thơ ấu, cũng như tác động của thời kỳ này đến con người trong tương lai, đã đưa ra phân tích về vấn đề trên. 

Chấn thương thời thơ ấu ảnh hưởng tới cuộc sống của một người như thế nào

Theo đó, ông giải thích: "Sự tổn thương tạo ra cơ chế tự vệ. Khi đứa trẻ bị tổn thương, một trong những cách mà chúng đối mặt với nó đó là tự xoa dịu chính mình. Và dần dần chúng nghiện cảm giác đó.

Nhưng cũng có một cách tự vệ khác. Đó là khi bạn nhận được thông điệp rằng "Bạn không đủ tốt", "bạn không đủ xứng đáng". Và khi đó bạn sẽ dành nguyên phần đời còn lại để cố gắng chứng minh bạn đủ tốt, đủ xứng đáng.

Bạn làm cách đó thế nào? Bằng cách trở nên tốt bụng với tất cả mọi người. Bằng cách không bao giờ nói ra cảm xúc của mình. Vì mọi người có thể không thích cách mà bạn cảm nhận. Bằng cách không bao giờ thể hiện ra sự tức giận lành mạnh...

Và ai đó vượt quá giới hạn của bạn,... Là một đứa trẻ Do Thái thời Đức Quốc xã, trong Thế chiến II, tôi đã được dạy bảo rằng thế giới này không cần tôi, tôi không đủ tốt. Thế là tôi dành cả phần đời còn lại đền bù cho thế giới bằng cách làm việc cật lực. Tôi tự gây áp lực cho mình. Và những áp lực đó ảnh hưởng đến thể trạng của bản thân. Hầu hết các căn bệnh mà những người đồng nghiệp của tôi - các bác sĩ nghĩ rằng chúng chỉ là căn bệnh ngẫu nhiên... Không, chúng không hề ngẫu nhiên. Chúng là kết quả của những căng thẳng cuộc sống. Là kết quả từ sự cố gắng bù đắp của đứa trẻ...".

Phân tích của vị bác sĩ nhanh chóng nhận được sự đồng tình của dân mạng. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ trải qua các sự kiện tiêu cực thời thơ ấu thường dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực và dễ gây ra các biến chứng về tâm lý nguy hiểm ở thì tương lai. Các bác sĩ tâm thần thường gọi hội chứng này là "căng thẳng sớm".

Đứa trẻ bị bỏ rơi, cả phần đời còn lại nó đi tìm sự bù đắp? - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây chấn thương tâm lý tuổi thơ thường là: Trẻ bị lạm dụng về thể chất, tình dục, tình cảm, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị đối xử phân biệt, từng trải qua 1 tai nạn nghiêm trọng hoặc bị bệnh trọng, trẻ bị bạo lực học đường, bạo lực gia đình, trẻ chịu sự mất mát người thân khi còn quá nhỏ...

Chấn thương tâm lý tuổi thơ có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với từng cá nhân. Tuy nhiên hầu hết ảnh hưởng đều là tiêu cực như: Trở nên cáu gắt, lo lắng; ngủ thường xuyên gặp ác mộng; gia tăng sự hung hăng và tức giận, trẻ lớn có thể xuất hiện các hành vi như hoạt động tình dục và sử dụng rượu hoặc ma túy, hoặc như vị bác sĩ trên đó là hình thành cái tôi giả tạo; trẻ trở nên thụ động không dám nói ra suy nghĩ của mình và gặp khó khăn trong các mối giao tiếp xã hội,...

Nếu không may bị chấn thương thời thơ ấu, điều quan trọng là bạn ghi nhận nó và sớm chữa lành, tránh để nó tiếp tục tác động lâu dài đến cuộc sống.

Chia sẻ