Con gái Đỗ Mỹ Linh ăn lẹt đẹt vài chục ml sữa/ cữ sau trận ốm, nàng hậu nhắn các mẹ phương pháp cực hay

An Chi,
Chia sẻ

Nhờ phương pháp này mà con gái Đỗ Mỹ Linh đã quay lại nết ăn xưa.

Con ốm là niềm trăn trở của tất cả mọi người mẹ. Dù rất xót con nhưng ai cũng biết ốm là một trong những điều phải xảy ra trên hành trình trưởng thành của con. Con hay ốm bởi vì hệ thống miễn dịch của chúng còn non yếu và đang trong quá trình phát triển, nên chưa có khả năng chống lại các loại vi khuẩn và virus một cách hiệu quả như người lớn.

Điều khiến các mẹ buồn hơn là sau mỗi lần con ốm, mọi sinh hoạt như nếp ăn, ngủ, nghỉ dường như đều phải thiết lập lại từ đầu. Đó cũng là nỗi niềm mà Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh vừa trải qua. Sau trận ốm, con gái nàng Hậu từ một em bé ăn gần 1 lít sữa/ ngày xuống còn lẹt đẹt vài chục ml sữa/ cữ khiến cô vô cùng stress. Tình trạng này kéo dài cho đến khi Mỹ Linh biết được phương pháp Batlote.

Con gái Đỗ Mỹ Linh ăn lẹt đẹt vài chục ml sữa/ cữ sau trận ốm, nàng hậu nhắn các mẹ phương pháp cực hay - Ảnh 1.

"Trải qua một đợt ốm mà em bé của tui từ 1 em bé ăn gần lít sữa/ ngày xuống còn lẹt đẹt vài chục ml 1 cữ... cứ nhìn thấy bình sữa là khóc làm người mẹ này stress vô cùng.

Trong lúc đang loay hoay không biết phải làm sao thì Linh biết đến phương pháp Batlote rèn ăn cho con. Những ngày đầu rèn con thấy thực sự khủng hoảng, nhưng dần dần thấy con ăn tiến bộ mỗi ngày và bây giờ gần như trộm vía quay trở lại nếp ăn ngoan như xưa thì thấy thật đáng nên mình muốn chia sẻ chút kinh nghiệm nhỏ này với các mẹ.

Các con cũng là những cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng. Con sẽ ăn theo nhu cầu của con và không bao giờ nên ép con ăn sẽ khiến bé thấy sợ và cảm thấy áp lực mỗi khi đến bữa. Hãy để mỗi bữa ăn là 1 niềm vui.

Các mẹ có nhu cầu tìm hiểu phương pháp này thì vào group "Batlote biếng ăn tâm lý ở trẻ" trên facebook để tìm hiểu thêm nha", Đỗ Mỹ Linh nhắn nhủ.

Phương pháp Batlote được thực hiện như thế nào?

Hiện nay, nhiều mẹ bỉm vẫn giữ thói quen nuôi dạy con cổ hủ, đó là ép con ăn thật nhiều, con càng mập càng tốt. Nhưng thực tế lại ngược lại, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc ép trẻ ăn là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sợ ăn, dần trở nên biếng ăn và suy dinh dưỡng là hệ quả tất yếu. Đặc biệt, nhiều bé còn bị hoảng loạn, căng thẳng mỗi khi đến giờ ăn, khiến mỗi bữa ăn đều là "cơm chan nước mắt". Nhiều mẹ bỉm cũng vì bất lực, bế tắc mà bị căng thẳng, trầm cảm.

Đây là phương pháp Không ép, chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ em. Hiện nay, cộng đồng Batlote đã có khoảng hơn 150,000 thành viên. Hàng nghìn mẹ bỉm đã cùng con vượt qua căn bệnh biếng ăn nhờ phương pháp không ép con ăn, giải phóng tâm lý cho con, để con tận hưởng bữa ăn thay vì sợ hãi. Người sáng lập cộng đồng này là Tiến sĩ Dược Vũ Quỳnh Anh.

Cụ thể, phương pháp này được thực hiện như sau:

- Không sử dụng bất kỳ áp lực hay ép buộc nào lên trẻ em. Thay vào đó, nó tập trung vào việc tạo ra một môi trường ăn uống tích cực và khuyến khích sự tương tác giữa trẻ em và thức ăn.

- Trong phương pháp này, các mẹ sẽ nhận được hướng dẫn về cách xây dựng một thực đơn hợp lý và cung cấp cho con một sự lựa chọn đa dạng về thức ăn. Các mẹ cũng sẽ được khuyến khích tham gia vào việc nấu nướng cùng con, tham gia vào các hoạt động vui chơi liên quan đến thức ăn để tạo nên một khung cảnh tích cực và thú vị xung quanh bữa ăn.

- Ngoài ra, phương pháp này còn tập trung vào việc tăng cường sự tương tác và gắn kết giữa mẹ và con thông qua thực phẩm. Các mẹ được khuyến khích tham gia vào việc chia sẻ bữa ăn gia đình, tạo ra một không gian gần gũi và thoải mái cho con cảm nhận.

- Quan trọng nhất, phương pháp "Không ép, chữa biếng ăn tâm lý" tạo ra một môi trường không gây stress, áp lực, hay tranh cãi quanh việc ăn uống của trẻ em. Thay vào đó, nó tạo điều kiện cho trẻ em cảm thấy thoải mái và tự nhiên khi tiếp xúc với thức ăn, giúp trẻ em phát triển thói quen ăn uống khỏe mạnh.

Tuy nhiên, mỗi em bé là một cá thể riêng, việc muốn chữa "biếng ăn tâm lý cho con" cần phải có sự tham khảo cụ thể từ các bác sĩ. Các mẹ có thể tham gia hội nhóm hoặc hỏi ý kiến các bác sĩ của mình trước khi áp dụng phương pháp này cho con.

Chia sẻ